Trước tiên cần hiểu game Việt để chỉ đa phần những sản phẩm game được mua ở nước ngoài, chủ yếu là game Trung Quốc, chứ không nói hoặc không nhấn mạnh vào game do người Việt sản xuất trong nước. Phải nói rằng hiện nay, số lượng lớn game Việt được vận hành tại thị trường Việt Nam bao gồm cả game PC và Mobile. Do đâu game Việt được cho là luôn "hút máu" người chơi.
1. "Hút máu" là bản chất của game Trung Quốc
Truyền thống sản xuất những game miễn phí và kiếm tiền/doanh thu từ việc thu phí trong game vốn là bản chất cố hữu của game online Trung Quốc. Ở mỗi dạng PC và Mobile đều tồn tại tính chất này.
Không như game nước ngoài (Mỹ, phương Tây) người chơi sẽ sở hữu toàn bộ tính năng trò chơi sau khi thông qua mua bản quyền qua Steam (với PC) hoặc qua cửa hàng ứng dụng, game Trung Quốc cho phép game thủ tải trò chơi hoàn toàn miễn phí và chơi miễn phí. Tuy nhiên để chơi một game cho "ra hồn" game thủ gần như bắt buộc phải nạp tiền để phát triển và duy trì. Thông qua hệ thống vật phẩm, những món trang bị quý hay những tính năng độc quyền cho dân VIP game thủ sở hữu được chỉ duy nhất thông qua nạp tiền.
2. Doanh thu
Bạn sẽ nhận thấy game bản tiếng Việt khi mua từ Trung Quốc về Việt Nam phần lớn sẽ có cơ chế "hút máu" mạnh hơn bản gốc trước đó hoặc ít nhất cơ chế ưu đãi, tặng quà sẽ không thể bằng.
Lí giải điều này có thể thấy đó là vì doanh thu và lợi nhuận của các nhà phát hành. Họ sẽ tìm đủ mọi cách để gỡ lại số vốn bỏ ra để mua game và mong muốn nhanh chóng kiếm lời từ việc bán item hay tính năng trong game.
3. Game thủ chi tiền để khẳng định bản thân
Từ lâu việc ném cả đống tiền vào game không còn là chuyện lạ lẫm. Ngoài việc muốn nhân vật của mình mạnh hơn người khác, để chơi nhiều tính năng hơn việc chi mạnh tay trong game là nhằm tỏ uy thế với người khác.
Có vị thế trong game sinh ra một tâm lý ngạo nghễ khi người ta không đó điều đó ngoài đời thực. Từ đây cũng hình thành lớp game thủ đại gia thứ thiệt, tiêu tiền không tiếc tay. Vậy nên dù game "hút máu" cỡ nào người chơi khi đã chịu chơi cũng sẽ chơi đến cùng.
Câu chuyện game Việt "hút máu" nhưng vẫn hút khách có lẽ còn khá dài và chưa hồi kết bởi đằng sau những trò chơi tưởng chừng vô hại đó. Trong một dịp khác chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này, đừng bỏ lỡ nhé.