Gần đây, một đài truyền hình có tiếng đã có một bài phóng sự cảnh báo về xu hướng chân thực hóa đang ngày càng nở rộ trên thị trường game, đơn cử là các game nổi tiếng như PUBG, Cửu Âm Chân Kinh (http://cuuam.gosu.vn ) hay Minecraft, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý của người chơi, thậm chí là góp phần gia tăng tính bạo lực, phi đạo đức.
Điều này vô tình tạo nên luồng tranh luận trong xã hội thời gian qua, tuy vậy đa phần vẫn là các ý kiến trái chiều cho rằng chưa có bằng chứng chứng minh quan điểm trên là đúng, và game đem lại nhiều giá trị, lợi ích hơn các định kiến thông thường.
Game chân thực là biện pháp giải tỏa tâm lý tiêu cực hữu hiệu
Khoan hãy bàn luận đến xu hướng chân thực hóa trong game có gây ra tác động tiêu cực hay không, có thể chắc chắn rằng mọi đối tượng người chơi tìm đến game không ngoài việc thỏa mãn nhu cầu giải trí, giải tỏa những bất mãn, khó chịu trong cuộc sống thường nhật.
Theo nhiều báo cáo ghi nhận thì lứa tuổi chơi game phổ biến hiện nay là từ 13 – 25. Đây là độ tuổi có tâm lý chưa thực sự ổn định khi gặp nhiều bức xúc trong cuộc sống. Việc kiềm nén những cảm xúc tiêu cực này có thể gây ra hậu quả không lường trước được nếu bị chạm đến điểm giới hạn. Vậy nên có thể nói, chơi game chân thực để giải tỏa tâm lý là biện pháp rất hữu ích đối với mọi đối tượng, không chỉ với những người trẻ tuổi.
Một nghiên cứu gần đây nhất của đại học NewYork (Mỹ) khảo sát hơn 3000 tình nguyện viên chỉ ra rằng không có bằng chứng nào chứng tỏ game là “thủ phạm” gây ra tình trạng bạo lực trong thanh thiếu niên. Thậm chí game còn góp phần giảm khả năng phát sinh động cơ thực hiện các hành vi đó.
Game chân thực giúp nâng cao hiểu biết, sáng tạo
Bên cạnh tính mục đích giải trí đơn thuần, những tựa game thể hiện tính chân thực và sinh tồn cao như Minecraft, Cửu Âm Chân Kinh (http://cuuam.gosu.vn), PUBG còn ẩn sâu nhiều lợi ích về nâng cao sự hiểu biết.
Không giống như các tựa FPS thế hệ cũ cứ nhắm bắn là trúng đầu, chế độ Royal Battle như PUBG đòi hỏi người chơi phải biết tính toán hướng, tốc độ gió để tinh chỉnh nòng nhắm. Mặt khác để tránh đối thủ phát hiện mình, bạn phải ăn mặt trang bị cùng màu với bụi cỏ mà mình trốn, chuẩn bị sẵn sàng cho một pha đánh úp bất ngờ.
Với thể loại sinh tồn chân thực như Minecraft, người chơi bắt buộc tìm hiểu mọi cách tìm kiếm nguyên liệu để xây lò nướng, chế cung tên để săn bắn hái lượm, mặc sức sáng tạo để có thể sống sót trong điều kiện thử thách. Nhận thấy được lợi ích về mặt phát triển tư duy cho thanh thiếu niên, gần đây một trường tiểu học tại Hà Nội đã ứng dụng những nhân vật LEGO này trong giảng dạy.
Còn đối với tựa MMORPG kiếm hiệp chân thực như Cửu Âm Chân Kinh (http://cuuam.gosu.vn), bên cạnh tính thúc ép sinh tồn, chân thực, tư duy sáng tạo như hai tựa game kể trên, bạn còn được tiếp xúc, làm thân với một cộng đồng đủ mọi độ tuổi từ 18 – 40, có đủ sự gắn kết, tài hoa trong nhiều lĩnh vực. Bạn có thể học hỏi nhiều về kinh nghiệm cuộc sống từ những con người từng trải này.
Tạm kết
Tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào nói đến xu hướng chân thực hóa trong ngành game đang cổ súy cho các hành vi bạo lực, phi đạo đức. Ngược lại, những tựa game có đồ họa hay gameplay lấy từ đời thực như PUBG, Cửu Âm Chân Kinh (http://cuuam.gosu.vn) hay Minecraft luôn đem lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý giá.
Phải chăng sự tố cáo về tính tiêu cực của game chỉ là một góc nhìn phiến diện được tạo ra bởi những suy nghĩ cố thủ của bậc làm cha mẹ, những người luôn tin vào sự vô bổ của game, luôn quá dễ dàng bị dẫn dắt và tin vào các chuyên gia tại Việt Nam?