Những nỗi khổ chỉ dân chuyên cày game PC mới thấu hiểu

Cứ đợt giảm giá là móc ví ra mua, rồi chợt nhận ra hàng trăm game đã bỏ xó cả năm nay chưa một lần sờ đến...

Sở hữu một dàn máy tính mạnh, cân hết mọi game là ước mơ mà hầu hết anh em nào ở đây cũng mong mỏi. Song đến khi có được dàn PC như ý rồi, họ lại gặp những nỗi khổ mà chẳng biết giãi bày cùng ai.

Mua cả đống xong bỏ xó vì chẳng có thời gian chơi

Để tranh giành "mảnh đất màu mỡ" các nền tảng phân phối game nổi tiếng nhất như Steam, Origin, Uplay... đang diễn ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Những đợt sale mạnh đến 90-95% liên tục và thường xuyên khiến anh em game thủ PC khó kiềm lòng.

Những nỗi khổ chỉ dân chuyên cày game PC mới thấu hiểu - Ảnh 1.

Cày cuốc xong cũng chẳng có thời gian mà chơi game.

Thông thường, chỉ sau vài tháng hàng chục game được mua về vẫn nằm... mốc trong thư viện mà chưa một lần được tải chứ đừng nói là chơi. Thực trạng này chắc hẳn anh em nào cũng đã ít nhất một lần trải qua, và cũng chẳng biết bao giờ mới kết thúc. Nhìn lại ví tiền ngày một vơi đi, game thì nhiều ê hề nhưng thời gian để chơi hết 1 trò cũng chẳng có, quả là xót xa :(

Cài cả đống Launcher trong máy

Những nỗi khổ chỉ dân chuyên cày game PC mới thấu hiểu - Ảnh 2.

Giờ trong máy có cả đống Launcher, chỉ riêng việc nhớ tài khoản thôi cũng đau đầu.

Không như Console hay Mobile, game được phân phối trực tuyến trên PC có hàng loạt nền tảng của từng công ty riêng. Dù Steam là nền tảng phổ biến nhất nhưng bạn cũng không thể tránh khỏi tình trạng mua game nào đó trên Steam song vẫn cần đăng nhập qua cổng riêng của NSX, và thế là game thủ PC phải trữ trong máy cả đống Launcher chỉ để chơi vài 3 tựa game nào đó. Vừa phải nhớ ID + pass đăng nhập, vừa phải lo kết nối lại bạn bè trên từng nền tảng, khá khó chịu!

Game gắn mác bom tấn nhưng lỗi tè le

Những nỗi khổ chỉ dân chuyên cày game PC mới thấu hiểu - Ảnh 3.

Game PC dù gắn mác khủng đến đâu cũng không tránh khỏi hàng đống lỗi.

Thông thường, nếu game gặp lỗi ảnh hưởng tới nhiều người chơi thì sớm muộn cũng sẽ có patch để sửa. Song ở PC thì không đơn giản như thế, nó có thể do nhiều nguyên nhân như phần cứng, HĐH, driver, xung đột các chương trình trong máy… khiến NSX phải xác minh, người dùng phải tự mày mò các khắc phục, tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc đã xử lý được tận gốc.

Có nhiều trường hợp fix được chỗ này thì lại gặp crash ở phân đoạn khác, mà lại đúng lúc chưa save thì chỉ còn biết khóc ròng.

 Những bản port tệ hại

Những nỗi khổ chỉ dân chuyên cày game PC mới thấu hiểu - Ảnh 4.

GTA IV được đánh giá là bản port tệ nhất từ trước đến nay.

Những game mác AAA trên Console khi được chuyển thể sang PC thường không được cộng đồng đánh giá cao. Thậm chí còn bị đánh giá sơ sài, cẩu thả và thường cũng chẳng dành cho máy tính cấu hình yếu. Vô hình chung, một đại bộ phận game thủ đã bị "gạt" ra khỏi danh sách được chơi và trải nghiệm, dù rẳng bản thân họ rất thích tựa game.

Chưa kể, dù có máy tính siêu mạnh cũng thỉnh thoảng gặp tình trạng tụt khung hình, giật đùng đùng hay card màn hình nóng ran... lý do là bản port chưa được tối ưu để hoạt động mượt mà khiến nhiều anh em dở khóc dở cười đầu tư dàn máy trăm triệu mà không chơi được trọn vẹn.

Những game bom tấn thì toàn độc quyền trên Console

Những nỗi khổ chỉ dân chuyên cày game PC mới thấu hiểu - Ảnh 5.

Những game bom tấn của năm đều ưu ái lên Console trước (ảnh trong Red Dead Redemption 2).

Thực trạng hiện nay, những game hay game đỉnh sẽ giới thiệu trên Console trước. Sau đó những nhà sản xuất mới bắt đầu làm riêng cho bản PC. Vì vậy, nếu ví không đủ dày thì anh em chỉ biết nhìn và ao ước hoặc xem người khác chơi qua... YouTube mà thôi. Đến khi ra bản PC thì đã biết hết rồi, thành ra cũng chẳng còn hào hứng mà mua về trải nghiệm nữa.