Square Enix là một nhà phát triển và phát hành trò chơi điện tử của Nhật Bản. Được tạo ra từ sự hợp nhất của Square và Enix vào năm 2003, tập đoàn này đã chịu trách nhiệm cho nhiều serie game mang tính biểu tượng. Square đã đưa Final Fantasy ra thế giới, biến nó thành một cái tên quen thuộc. Trong khi đó, Enix có Dragon Quest, một thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của JRPG theo đúng nghĩa của nó. Thể loại này sẽ không còn như ngày nay nếu không có Square Enix mở đường. Hơn nữa, công ty đã mở chi nhánh trong vài thập kỷ qua. Bây giờ nó xuất bản các nhượng quyền thương mại lớn khác, như Tomb Raider, Just Cause, và Deus Ex.
Tuy nhiên, công ty này cũng đã đưa ra một số trò chơi bị đánh giá thấp, doanh số kém hoặc một vài sản phẩm là kết hợp không may của cả hai điều trên. Một vài trong số những trò chơi này đã biến mất theo thời gian, trong khi những trò chơi khác thất bại khủng khiếp đến nỗi chúng vẫn còn được nhớ đến trong tai tiếng. Sau đây là một vài sản phẩm thất bại của công ty này.
Children of Mana
Các trò chơi trong serie World of Mana đã được ra mắt từ khoảng đầu những năm 1990, và trong số đó, Secret of Mana có thể là trò chơi nổi tiếng nhất. Rốt cuộc, đây là game duy nhất được làm lại với chất lượng HD. Nhưng sau đó, loạt Mana đã không xâm nhập được vào dòng game chính giống như cách Final Fantasy hay Dragon Quest từng làm được.
Một trong những sản phẩm kém nhất đã xuất hiện ngay trong lần đột phá đầu tiên vào Nintendo DS. Children of Mana phát hành vào tháng 11 năm 2006 dành riêng cho hệ thống cầm tay, và các đánh giá đã biến nó thành một trò chơi thật dễ quên. Trận chiến, được cho là phần quan trọng nhất của bất kỳ game nhập vai hành động nào, đã không nổi bật với hầu hết các nhà phê bình vào thời điểm đó.
Công bằng mà nói, Children of Mana phát hành vào khoảng thời gian Nintendo gặp vấn đề trong việc cạnh tranh với DS Lites. Với sự thiếu hụt các máy chơi game, trò chơi đã có doanh số dưới mức mong đợi, chỉ bán được có 100.000 sản phẩm trong tuần đầu tiên. Không cần phải nói, nếu bạn đang muốn tham gia vào chuỗi Mana, có lẽ Children of Mana không phải là nơi tốt nhất để bắt đầu.
Nier
Nier có thể là sự lựa chọn không chính thống nhất để đưa vào danh sách này. Bởi trên mọi nền tàng nó đều đã thất bại khi khởi chạy. Nier có điểm trung bình 68 trên Metacritic cho PlayStation 3, và nhiều nhà phê bình nhận thấy rằng trò chơi không được hưởng lợi từ tổng số phần của nó. Tất cả các cơ chế khác nhau đều gây khó chịu và khó nắm bắt, dù nhiều người rất thích đồ họa, nhưng điều đó dường như là không đủ.
Ngay cả giám đốc trò chơi, Yoko Taro cũng thừa nhận lỗi của Nier. Trong một cuộc phỏng vấn với Polygon năm 2015, anh không thực sự đánh giá cao cho trò chơi của mình. "Cách tôi nhìn vào Nier thuở ban đầu, nó giống như việc bạn đang nấu ăn tại nhà của mẹ bạn," Taro nói. "Nó có thể không tuyệt vời, nhưng không sao. Bạn cảm thấy thoải mái với nó."
Tại Nhật Bản, hai phiên bản của trò chơi đã được phát hành cùng một lúc: Nier Gestalt cho Xbox 360 và Nier Replicant cho PS3. Cả hai đều gần giống nhau, mặc dù nhân vật chính của Replicant trẻ hơn và anh ta cố gắng cứu em gái mình. Replicant đã bán tốt đáng ngạc nhiên tại Nhật Bản, khi đã bán được tới 60.000 bản trong tuần đầu tiên. Gestalt, là phiên bản được bán ra trên khắp thế giới, không may mắn khi chịu đựng doanh số kém và đánh giá trung bình. Không cần phải nói, nó dường như không phải là một trò chơi hứa hẹn sẽ có phần tiếp theo.
Final Fantasy 14
Final Fantasy 14 như nó đang tồn tại cho đến bây giờ tạo nên một trường hợp hấp dẫn khi cho các trò chơi cơ hội thứ hai. Sau khi được làm lại, và phát hành dưới phụ đề A Realm Reborn, trò chơi đã khác hoàn toàn bản phát hành gốc. Sự tái cấu trúc này làm cho nó trở thành một trong những game MMORPG thành công nhất trong khoảng thời gian gần đây, chiếm tới 14 triệu người chơi vào dịp kỷ niệm năm năm.
Nhưng Final Fantasy 14 không phải lúc nào cũng được ca ngợi như vậy. Khi nó ra mắt trên PC vào năm 2010, chỉ riêng cái tên này đã thực sự độc hại đối với thương hiệu Square Enix. Ngay cả CEO Yoichi Wada cũng thừa nhận điều đó. Năm 2011, anh nói với một ấn phẩm của Nhật Bản , " Thương hiệu Final Fantasy đã bị hư hại rất nhiều".
Final Fantasy 14 khi lần đầu được phát hành đã cho các đánh giá gây sốc, kiếm được trung bình Metacritic là 49 trên PC. Những người đánh giá đã thất vọng với trò chơi này vì giao diện người dùng bị hỏng và các lỗi phá game. Có lẽ tệ nhất trong tất cả, nhiều người nhận xét rằng nội dung nói chung là không thú vị và tẻ nhạt.
Square Enix đã dành thời gian để tái cấu trúc trò chơi gốc. Nó thậm chí còn kéo dài thời gian dùng thử miễn phí cho khách hàng tiềm năng cho đến khi công ty tìm ra cách cải thiện. Đến tháng 12 năm 2010, công ty đã cắt giảm dự báo lợi nhuận ròng hàng năm xuống còn 10% so với trước đây. Mặc dù không ai đổ lỗi cho Final Fantasy 14, nhưng một phát ngôn viên đã nói với Gematsu rằng nó "chưa đạt được mức độ hài lòng của khách hàng mà những người hâm mộ nhượng quyền Final Fantasy của chúng tôi đã mong đợi."
I Am Setsuna
Năm 2015, Square Enix tuyên bố thành lập một nhà phát triển mới có tên Tokyo RPG Factory. Trò chơi đầu tiên mà studio sẽ làm việc được đặt tên một cách bí ẩn là Project Setsuna, rõ ràng đây sẽ là một game nhập vai. Trò chơi tiếp tục được phát hành dưới cái tên I Am Setsuna, nhằm củng cố mục đích chính của studio: làm mọi người nhớ về các trò chơi JRPG của thời xưa cũ.
Hệ thống chiến đấu của Setsuna gợi lên những đoạn hồi tưởng của trò chơi kinh điển Chrono Trigger. Ngay cả khả năng "X-Strike" cũng trở lại. Tất cả mọi thứ về giao diện người dùng của nó đều giống như một chiếc JRPG của thập niên 1990 được đưa vào thời hiện đại. Trò chơi được phát hành vào năm 2016 được đánh giá là đáng ngưỡng mộ, đạt mức 74 trên Metacritic cho PlayStation 4. Hầu hết các nhà phê bình đều thích nhiều trò chơi trong quá khứ, nhưng một số người chỉ trích nó không làm được nhiều hơn thế.
Tuy nhiên, Tokyo RPG Factory đã chịu một số tổn thất nặng nề sau khi phát hành I Am Setsuna. Bất chấp những lời khen ngợi công bằng và tập trung vào việc hoài cổ, Studio đã công khai một khoản lỗ lên tới 244 triệu yên (khoảng 2,4 triệu đô la) chỉ hai tuần sau khi trò chơi được bán. Đây là doanh số sau khi trò chơi bán được hơn 60.000 bản trong tuần đầu tiên tại Nhật Bản. Nhưng mọi thứ đã trở nên tốt đẹp hơn cho Tokyo RPG Factory kể từ đó.