Những tựa game tưởng chừng như vô hại, nhưng khi lớn lên, đủ nhận thức mới thấy nó đáng sợ tới cỡ nào

Ban đầu cứ tưởng game phù hợp với thiếu nhi, nhưng ai ngờ...

Thời thơ ấu đối với hầu hết mọi người đều là khoảng thời gian thật tươi đẹp với những trái bóng, búp bê, sự ngây thơ hồn nhiên. Và tất nhiên rồi, không thể không nhắc tới những trò chơi điện tử đã khiến chúng ta say mê và chìm đắm hàng giờ đồng hồ. Tuy vậy, có những tựa game mà phải đến khi đã trưởng thành, khi nhìn lại chúng ta mới biết rằng: hoá ra nó không hề vô hại một chút nào. Trên thực tế, có những trò chơi tưởng như bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể chơi, nhưng thật ra lại cực kỳ quái đản và đáng sợ nếu tìm hiểu kĩ. Và đây là danh sách những tựa game như vậy.

ECCO DOLPHIN

Những tựa game tưởng chừng như vô hại, nhưng khi lớn lên, đủ nhận thức mới thấy nó đáng sợ tới cỡ nào - Ảnh 1.

Được phát triển bởi Novotrade International cho Sega Genesis, Ecco the Dolphin- tựa game phát hành năm 1992 có vẻ như là một tựa game dành cho trẻ em vô hại. Rốt cuộc thì có gì nguy hiểm nếu nhập vai một chú cá heo cơ chứ? Ai mà chẳng thích cá heo nhỉ.

Ở những cấp độ đầu tiên, bạn phải chiến đấu với một số con cá mập sát thủ và bạch tuộc- cũng là chuyện thường dưới đại dương mà thôi, đâu có gì đáng bàn. Tuy nhiên, sau đó, bạn gặp một con cá voi xanh khôn ngoan, nó giải thích cách người ngoài hành tinh cứ sau 500 năm lại thu hoạch nước biển một lần, trước khi bạn sử dụng cỗ máy thời gian do con người chế tạo để du hành trở lại thời đại khủng long. Sau khi chiến đấu chống lại các sinh vật thời tiền sử để tồn tại, cuối cùng bạn sẽ đối đầu với Vortex khổng lồ, đáng sợ với hàm răng sắc như dao cạo, đôi mắt to đùng và cái trán khổng lồ.

Ecco the Dolphin chắc chắn đã thu hút nhiều game thủ nhí, nhưng có điều gì đó thật đáng sợ nếu đặt trước đôi mắt của người lớn. Và đó không chỉ là về những nhân vật người ngoài hành tinh Như Andy McDonald đã mô tả trong Vice, đó là cảm giác cô đơn ngột ngạt xuyên suốt trò chơi này, cùng với sự gợi ý rằng con người không còn sống trên hành tinh này - điều đó thực sự khiến trò chơi này trở thành một mối lo ngại.

LEMMING

Những tựa game tưởng chừng như vô hại, nhưng khi lớn lên, đủ nhận thức mới thấy nó đáng sợ tới cỡ nào - Ảnh 2.

Nhiều người chắc hẳn đã từng chơi, hoặc biết tới Lemmings- tựa game giải đố của DMA Design, xuất hiện lần đầu trên Amiga, Atari ST và PC vào năm 1991. Những chú chuột có chỏm lông màu xanh lá cây mang tính biểu tượng rất dễ thương. Nhưng đừng để ngoại hình đáng yêu này đánh lừa bạn. Đây là một trò chơi đen tối, hack não, trong đó mục tiêu duy nhất của bạn là giảm thiểu số ca tử vong do tự tử của những sinh vật xấu số này.

Bạn thấy đấy, những chú chuột sẽ vô thức bước ra khỏi vách đá, vào những hồ dung nham hoặc trở thành nạn nhân của những cạm bẫy khác nhau - và bạn là người duy nhất có thể ngăn chặn việc tự tử hàng loạt vô nghĩa của chúng. Trách nhiệm thực sự duy nhất của người chơi là đảm bảo một tỷ lệ phần trăm nhất định là khiến cho chúng tồn tại.

Hơn nữa, trò chơi che giấu một điều kinh khủng tại Cấp độ 14 được đặt tên là "MENACING !!" Cấp độ này về cơ bản chẳng khác gì Địa ngục, với những vết máu, hộp sọ và tay chân treo trên trần nhà, một con rắn dài ngoằng bò quanh sàn nhà và một cái hố không đáy. Nó trông giống như một cái gì đó phát ra từ một video nhạc cuối thập niên 80. Mặc dù cấp độ được thiết kế rõ ràng sau tiêu đề DMA Design, nhưng điều đó không thay đổi thực tế rằng nó không phù hợp và chắc chắn không thân thiện với trẻ em.

TABOO: THE SIXTH SENSE

Những tựa game tưởng chừng như vô hại, nhưng khi lớn lên, đủ nhận thức mới thấy nó đáng sợ tới cỡ nào - Ảnh 3.

Có lẽ đây là một trong những tựa game ít được biết đến nhất của nhà phát triển lừng danh, trò chơi giả lập bói toán, bói bài năm 1989 của Nintendo Entertainment System. Taboo: The Sixth Sense là trò chơi đầu tiên thuộc thể loại này được phát triển dành riêng cho khán giả Mỹ. Nhìn qua thì có vẻ đây là một trò chơi vui vẻ, nghịch ngợm. Tuy vậy, đây là một trong số ít những trò chơi được cấp phép có hình ảnh "tế nhị" vào lúc ấy, nếu bạn đủ may mắn để lật lên những lá bài chứa những hình ảnh "nhạy cảm" mà có khi người lớn nhìn thấy còn phải đỏ mặt.