“Pháo sáng vũ trụ” loại mạnh nhất đang bắn thẳng đến Trái Đất

Sau quả pháo sáng vũ trụ loại X có thể là một quả "bom vũ trụ" - một vụ phóng khối lượng đăng quanh (CME) - làm "bùng cháy" Trái Đất. Thủ phạm tiếp tục là ngôi sao mẹ đang kỳ hung hãn của chúng ta.
Chia sẻ

Theo Space, Đài quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA vừa ghi nhận được một quả pháo sáng vũ trụ loại mạnh nhất - loại X - vừa bắn ra khỏi vết đen Mặt Trời hỗn hợp AR3006 vào lúc 8 giờ 55 phút tối 10-3 theo giờ Việt Nam.

“Pháo sáng vũ trụ” loại mạnh nhất đang bắn thẳng đến Trái Đất - 1
“Pháo sáng vũ trụ” loại mạnh nhất đang bắn thẳng đến Trái Đất - 2

Hướng của quả pháo sáng cực mạnh này nhắm thẳng về phía Trái Đất, sẽ sớm đập thẳng vào bầu khí quyển. Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) vừa đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ mất điện vô tuyến sóng ngắn ở khu vực Đại Tây Dương.

Pháo sáng từ Mặt Trời là luồng năng lượng cực mạnh mà Mặt Trời bắn ra, mang theo nhiều hạt tích điện. Các quả pháo sáng vũ trụ này là nguyên nhân gây ra bão địa từ (hay bão Mặt Trời) khi chúng tiếp cận và gây ảnh hưởng đến Trái Đất. Bão địa từ dẫn đến nguy cơ mất sóng vô tuyến, nhiễu loạn hệ thống định vị, điện, viễn thông... khiến máy bay, vệ tinh có và cả chim di trú có nguy cơ "lạc đường".

Đáng ngại hơn, sau quả pháo sáng cực mạnh này thường có một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) đi kèm, với năng lượng còn khủng khiếp hơn. Cực quang sẽ xảy ra khi CME vô tình giao nhau với các đường sức từ của Trái Đất, và chúng ta nên hy vọng đó chỉ là một màn trình diễn ánh sáng vô hại.

Theo NOAA, khả năng CME sẽ xuất hiện vào khoảng 23 giờ ngày 10-5 theo giờ Việt Nam và hiện họ vẫn đang quan sát khả năng xảy ra cực quang khi quả bom vũ trụ này đến được Trái Đất.

Mặt Trời đang trong giai đoạn hoạt động mạnh mẽ của chu kỳ 11 năm nên vừa qua đã liên tục bắn pháo sáng vũ trụ và CME vào Trái Đất cũng như các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.