Chúng ta đã đi được gần một phần ba của năm 2020 và rất ít điện thoại hàng đầu tạo được tiếng vang lớn trên thị trường. Ngay cả OnePlus vừa ra mắt OnePlus 8 và 8 Pro mới nhất cũng không dám khoe khoang vì điện thoại có giá bán trên trời. Điều đó cho thấy, có rất ít điện thoại có thể thực sự làm được điều mà người dùng mong đợi.
OnePlus làm thất vọng
Hãy bắt đầu với điều hiển nhiên, OnePlus không còn là điện thoại hàng đầu về giá bán như trước đây. Vào năm 2014, Onelus One đã thổi bay tất cả khi đi kèm chip Snapdragon 801 hàng đầu, RAM 3 GB và màn hình LCD 5,5 inch lớn độ phân giải 1080p nhưng giá bán chỉ 299 USD (7 triệu đồng). Thương hiệu Trung Quốc vẫn giữ được vị thế của mình mỗi năm, mặc dù giá cho sản phẩm cao cấp của họ nhích lên khoảng 40 USD (940.000 đồng) mỗi năm. Vào năm 2018, sản phẩm của công ty đã vượt mốc 500 USD (11,72 triệu đồng), nhưng giờ đây đã nhảy vọt lên gần 1.000 USD (23,44 triệu đồng) với OnePlus 8 Pro.
Dù muốn hay không, OnePlus không còn là kẻ tiêu diệt các smartphone hàng đầu nữa mà trở thành một trong những kẻ mà bản thân họ từng cố gắng cạnh tranh tiêu diệt. Ngay cả OnePlus 8 có cấu hình thấp hơn cũng có giá gần điện thoại hàng đầu của Samsung là Galaxy S20. Tất cả điều này để lại một khoảng trống lớn trong lòng người tiêu dùng và thị trường.
Thị trường giờ ra sao?
Thị trường smartphone đang xảy ra vấn đề là niềm tin vào nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đã bị lung lay bởi các tranh chấp thương mại trong năm qua. Cuộc chiến thương mại Trung Quốc đặt dấu hỏi về sự hỗ trợ lâu dài của công nghệ Trung Quốc. Người tiêu dùng đã phải chịu đựng nhiều tháng hồi hộp khi ông Trump gợi ý yêu cầu các công ty Mỹ rút khỏi mối quan hệ hợp tác với các công nghệ Trung Quốc vào năm ngoái. Rất ít người muốn mạo hiểm mua các thiết bị mà một ngày nào đó có thể ngừng chạy phần mềm mà họ đã quen, như Android và Qualcomm.
Các điện thoại Trung Quốc như OnePlus, Xiaomi và các sản phẩm thương hiệu phụ khác như Pocophone và Redmi thường tung ra những smartphone cấu hình khá tốt với mức giá phải chăng. Nhưng mối quan hệ không thể đoán trước của công nghệ Trung Quốc và Mỹ có thể khiến đám đông quốc tế không tin tưởng vào việc mua những chiếc điện thoại này.
Những điện thoại tiết kiệm ngân sách được phát hành gần đây cũng khá im ắng trên thị trường. Mặc dù có Snapdragon 855 và màn hình AMOLED lớn, Meizu 16T đã ra mắt một cách lặng lẽ vào tháng 10 năm ngoái. Tương tự như vậy, các sát thủ hàng đầu khác như Realme X2 Pro và Asus Zenfone 6 đã ít được quan tâm dù giá cả rất thân thiện.
Chi phí tăng
Một trong những thành phần đắt nhất của một chiếc điện thoại hàng đầu là bộ vi xử lý. Những người mua điện thoại hàng đầu mong đợi phiên bản mới nhất và mạnh nhất là Snapdragon 865. Nếu các nhà sản xuất đáp ứng điều này, giá điện thoại sẽ tăng lên. Sự tăng giá mạnh của Snapdragon 865 do modem 5G mà các nhà sản xuất tuyên bố là gần gấp đôi giá Snapdragon 855 năm ngoái khiến việc điều chỉnh giá xuống thấp hơn cho các nhà sản xuất.
Những smartphone cấu hình cao giá rẻ cũng hiếm khi được đánh giá cao về nhiếp ảnh. Chúng có thể có RAM và bộ xử lý cạnh tranh với các ông lớn nhưng không bao giờ có máy ảnh bắt kịp. Các mô-đun máy ảnh ngày nay đang trở nên phức tạp hơn, xu hướng hàng đầu thấy tối đa 5 cảm biến ở mặt sau, từ nhiều ống kính và thậm chí cả cảm biến Time of Flight (ToF) dẫn đến chi phí tăng lên.
Đã có cách tiếp cận mới
Google và Apple dường như đã “bẻ khóa” điều này bằng việc tung ra các điện thoại vượt trội chỉ với một hoặc hai tính năng cao cấp trong khi vẫn có giá thấp thực sự. Điều này đang nói về Pixel 3a và iPhone SE với một sản phẩm chụp ảnh xuất sắc và một thì nói lên sự xuất sắc của A13 Bionic. Nếu người dùng bỏ qua Pixel 3a thì đã có iPhone SE, và ngược lại.
Trong khi các thiết bị cơ bản như thế này có thể không phải là thứ mà người dùng mong muốn ở một smartphone cấu hình cao giá rẻ nhưng chúng vẫn rất đáng giá. Điện thoại cao cấp hay không, miễn định hướng đến tiết kiệm ngân sách đều được đánh giá cao.
Những smartphone cấu hình cao giá rẻ thường cố gắng nhồi nhét mọi thứ vào bên trong, nhưng cách tiếp cận này đang cho thấy những sai sót của nó. Các điện thoại này đang oằn mình dưới áp lực tăng chi phí máy ảnh và bộ xử lý. Giá của chúng đang trở nên quá gần với các điện thoại thực tế, nhưng nhiều điện thoại tiết kiệm ngân sách không thể cung cấp sự hỗ trợ lâu dài tương tự để biện minh cho việc tiết kiệm giá thành, ngoại trừ iPhone SE hay Pixel 3a.
Cho dù có bỏ qua sạc không dây, từ chối 5G hoặc mô-đun máy ảnh ít hơn, những smartphone cấu hình cao giá rẻ trong quá khứ luôn thiếu một vài tính năng để giữ mức giá thấp. Những câu chuyện thành công như OnePlus One hay Pocophone F1 chỉ là một vài nổi bật lẻ loi mà thôi.