Cao nguyên Tharsis - cao nguyên là tập hợp gồm 12 núi lửa khổng lồ kéo dài 4000km. Giong như Olympus Mons, các núi lửa này lớn hơn rất nhiều so với núi trên Trái Đất. Bên trái từ trên xuống là 3 ngọn núi Ascraeus Mons, Pavonis Mons, và Arsia Mons. Phía phải là núi lửa Tharsis Tholus. Ảnh: NASA/JPL.
Sao Hỏa không chỉ có núi lửa lớn nhất mà còn còn có hẻm núi lớn nhất hệ Mặt trời - Valles Marineris. Theo NASA, hẻm núi sâu tới 7km và dài khoảng 3000km, hơn gấp 4 lần Grand Canyon. Các nhà khoa học vẫn không rõ vết nứt sâu hóm này được hình thành như thế nào nhưng giả thuyết cho rằng Valles Marineris là kết quả của các đợt dung nham tràn ra từ miệng núi lửa. Ảnh: NASA.
Hỏa tinh có 2 vùng phủ băng giá ở 2 cực. Cực Bắc (trong hình) được tàu Phoenix đổ bộ lên để nghiên cứu vào năm 2008 trong khi cực còn lại mới chỉ được quan sát từ vệ tinh. Đặc biệt, 2 cực khi vào đông nhiệt độ lạnh đến mức CO2 ngoài khí quyển ngưng tụ thành băng. Ảnh: NASA/JPL/USGS.
Năm 2012, nhờ tàu tự hành Curiosity, giới khoa học đã khám phá ra nhiều bằng chứng về sự tồn tại của nước quanh miệng núi lửa Gale. Curiosity hiện đang thu thập dữ liệu và xem xét đặc điểm địa chất về ngọn núi lửa gần đó có tên Mount Sharp (Aeolis Mons). Ảnh: NASA/JPL-Caltech/ASU
Medusae Fossae - một trong những địa điểm kỳ lạ nhất trên sao Hỏa, thậm chí còn suy đoán rằng nó có cả UFO xuất hiện ở đây. Nơi đây là mỏ núi lửa khổng lồ có kích thước bằng 1/5 Hoa Kỳ. Theo thời gian, phong hóa đã chạm khắc lên những tảng đá thành những hình dạng tuyệt đẹp không kém phần kỳ dị. Ảnh: ESA.
Miệng núi lửa Hale cùng những đường dốc tuần hoàn có xu hướng hình thành khi thời tiết ấm áp. Hình ảnh được hiển thị từ miệng núi lửa Hale cho thấy các điểm qua quang phổ đã phát hiện ra các dấu hiệu của quá trình hydrat hóa. Ảnh: NASA/JPL-Caltech/Univ. of Arizona.
Các cồn cát ở Noctis Labyrinthus và lưu vực Hellas nổi tiếng với tạo hình rùng rợn khi được bọc trong lớp dung nham đã khô cứng. Những đụn cát cũ cho thấy gió từng thổi trên sao Hỏa xưa như thế nào, từ đó cung cấp cho các nhà khí hậu học thông tin về môi trường cổ đại của Hành tinh Đỏ. Ảnh: NASA/JPL/University of Arizona.