Công ty Trung Quốc Ant Group đứng đầu danh sách Hurun Global Unicorn Index of 2020. Công ty này được định giá là 1.000 tỷ NDT (tương đương 150 tỷ USD). Công bố này dựa theo thống kế của Viện Nghiên cứu Hurun xếp hạng các ‘kỳ lân’ công nghệ lớn nhất thế giới. Thuật ngữ ‘kỳ lần’ được sử dụng để chỉ các công ty khởi nghiệp được thành lập vào những năm 2000, định giá ít nhất 1 tỷ đô la và không được niêm yết trên sàn giao dịch công khai.
Công ty mẹ của TikTok, ByteDance, hãng gọi xe Trung Quốc DiDi Chuxing và công ty quản lý tài chính online Lufax cũng nằm trong danh sách này với mức định giá lần lượt là 560 tỷ NDT (tương đương 80 tỷ USD), 370 tỷ NDT (tương đương 55 tỷ USD) và 270 tỷ NDT (tương đương 38 tỷ USD).
Ant Group có trụ sở tại Hàng Châu, công ty chủ quản của dịch vụ thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc Alipay và là chi nhánh của Alibaba Group. Hãng đã trở thành ‘kỳ lân’ lớn nhất thế giới kể từ năm 2018. Công ty mới đây đã công bố kế hoạch phát hành lần đầu ra công chúng trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Hãng cũng đang nhắm mục tiêu huy động 30 tỷ đô la cho kế hoạch niêm yết kép của mình ngay sau tháng 09.
Trong khi đó, ByteDance, chủ sở hữu TikTok tiềm năng gần đây, đã nhận được một vòng đầu tư mới do Tiger Fund đầu tư vào tháng 03 năm nay. Công ty của CEO Trương Nhất Minh được định giá đơn vị khởi nghiệp là 80 tỷ USD.
Danh sách này cũng cho thấy cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tiếp tục thống trị 80% ‘kỳ lân’ nổi tiếng nhất thế giới. Mỹ hơn Trung Quốc, dẫn đầu với 233 trên 227, chiếm 79% trên thế giới. Sự thống trị của Mỹ và Trung Quốc là mỗi quốc gia có số lượng công ty khởi nghiệp nhiều hơn 4 lần ở châu Âu.
Rupert Hoogewerf, Trưởng nhóm nghiên cứu của Hurun cho biết, phát hiện 586 công ty thuộc ‘kỳ lân’ thế giới. Những công ty trẻ này có số năm thành lập trung bình là 9, đều dẫn đầu một thế hệ công nghệ đột phá mới và thu hút tài năng trẻ hàng đầu thế giới.
Hurun Research đã làm việc với các công ty khởi nghiệp trong danh sách nói trên. Các start-up có trụ sở tại 29 quốc gia và 145 thành phố. Tỉ lệ 80% trong số đó đang kinh doanh phần mềm và dịch vụ, và 60% hướng tới người tiêu dùng. Tỉ lệ 5% thuộc các lĩnh vực truyền thống như dịch vụ tài chính, bán lẻ, giải trí, giải pháp quản lý kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, hậu cần và ô tô. Hurun đã theo dõi các công ty khởi nghiệp hàng đầu của Trung Quốc trong 3 năm qua để có được số liệu và kết quả nói trên.