Một công ty ở quận Jiangning, Nam Kinh (Trung Quốc) gọi tới Sở cảnh sát Nam Kinh (Trung Quốc) và trình báo rằng, tài khoản công ty vừa bị trộm 6 triệu NDT (khoảng 20,5 tỷ đổng).
Cụ thể, ông Tôn là giám đốc đang kiểm tra tiền trong tài khoản công ty thì phát hiện bị mất 6 triệu NDT. Ông là giám đốc nên là người cuối cùng duyệt tất cả các khoản chi của công ty, ông hỏi kế toán thì kế toán hoàn toàn không biết tới điều này.
Thực tế, chỉ ông Tôn có quyền duyệt lệnh chuyển khoản và chỉ có điện thoại của ông mới có thể nhận được thông báo của ngân hàng. Điều làm ông bất ngờ hơn là điện thoại của ông không hề nhận được bất kỳ tin nhắn trừ tiền nào của ngân hàng.
Ông Tôn cho biết, mất đi khoản tiền này, ông sẽ không có tiền để chạy 3 dự án mới của công ty, ông mong cảnh sát giúp lấy lại số tiền. Sau khi nhận trình báo từ ông Tôn, cảnh sát Nam Kinh (Trung Quốc) đã liên hệ với ngân hàng. Sau khi kiểm tra, ngân hàng cho biết, đúng là công ty ông Tôn vừa mới chuyển đi khoản tiền lớn tới ngân hàng ở Thâm Quyến (Trung Quốc).
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng nhận tiền đang cập nhật hệ thống nên khoản tiền chưa đến nơi. Ngay lúc này, cảnh sát yêu cầu ngân hàng hủy bỏ giao dịch, đóng băng số tiền này để cảnh sát điều tra vì số tiền liên quan đến một vụ lừa đảo. Điều bất ngờ hơn, khi ngân hàng trình báo với công an, số tiền mà công ty ông Tôn chuyển đi là 6,6 triệu NDT (khoảng 22,6 tỷ đồng).
Theo lời khai báo của ông Tôn, tài khoản công ty chỉ hụt 6 triệu NDT, vậy tại sao ngân hàng lại thông báo rằng có 6,5 triệu NDT từ tài khoản công ty của ông Tôn được chuyển đi. Lúc này, cảnh sát quyết định chưa chuyển lại tiền cho ông Tôn mà sẽ điều tra khoản tiền này. Cùng với đó, ông Tôn và kế toán của công ty đã bị tạm giữ để điều tra.
Khi thấy cảnh sát nói rằng tài khoản công ty bị trộm 6,6 triệu NDT chứ không phải 6 triệu NDT, ông Tôn đã vô cùng hoảng hốt và nói rằng tôi cũng không biết tại sao. Nữ kế toán tên Yang của công ty ông Tôn cũng nói rằng cô không hề liên quan gì và không hề biết tại sao lại như vậy. Lúc này, cảnh sát đã phải tạm giữ máy tính, điện thoại của ông Tôn và cô Yang để điều tra.
Sau đó, cảnh sát đã phát hiện ra một điều đáng ngờ trên máy tính của ông Tôn, máy tính của ông có một ứng dụng thuế của cơ quan nhà nước nhưng ứng dụng này là giả, không phải ứng dụng của cơ quan chính thống.
Cảnh sát đã ngay lập tức hỏi ông Tôn, tại sao ông lại cài đặt ứng dụng này. Ông Tôn cho biết, có một người gọi điện video đến tự xưng là cán bộ ngành thuế, họ nói rằng ông cần cài đặt ứng dụng thuế này ngay để kê khai thông tin thuế. Họ yêu cầu ông phải làm ngay nếu không sẽ bị phạt vì sắp đến hạn phải khai báo thông tin.
Người gọi điện video cho ông Tô mặc đồng phục cảnh sát, không gian xung quanh là đồn cảnh sát nên ông Tôn không nghi ngờ gì làm theo. Lúc này, cảnh sát đã xác nhận được ông Tôn đã bị lừa, khi cài đặt mềm giả mạo này, kẻ lừa đảo sẽ chiếm quyền điều khiển toàn bộ thiết bị. Hơn nữa, kẻ lừa đảo này đã dùng công nghệ tạo môi trường đồn cảnh sát giả để lừa ông Tôn cài app đểu.
Theo đó, các thông tin quan trọng sẽ bị ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do nhóm lừa đảo quản lý. Vì ông hay đăng nhập tài khoản ngân hàng công ty trên máy tính nên những tên lừa đảo đã lấy trộm thông tin và chuyển tiền của công ty ông đi. Cùng với đó, những tên lừa đảo tắt thông báo biến động số dư nên điện thoại của ông không nhận được thông báo bị trừ tiền.
Vậy khoản chênh lệch 600.000 NDT (khoảng 2 triệu đồng) là thế nào? Cảnh sát làm việc với ngân hàng và biết rằng trước lúc chuyển đi 6,5 triệu NDT, tài khoản ngân hàng công ty ông Tôn có 1 khoản nhận từ một công ty khác.
Xác nhận lại với ông Tôn, cảnh sát biết được công ty này là đối tác, vì đã bị tắt thông báo nhận biến động số dư nên điện thoại của ông không nhận được thông báo nhận tiền. Do đó, theo những tin nhắn trên điện thoại lưu trữ được, ông Tôn chỉ nắm được rằng công ty ông bị trộm 6 triệu NDT.
Qua trường hợp của ông Tôn, cảnh sát khuyến cáo, mọi người tuyệt đối không tải hoặc cài đặt ứng dụng của cơ quan qua các đường dẫn hoặc theo hướng dẫn không chính thống. Kể cả khi tải ứng dụng trên các kho chính thống thì trước khi cài cũng nên kiểm tra ứng dụng đó của nhà cung cấp có uy tín hay không, có bao nhiêu lượt tải, bao nhiêu lượt đánh giá tốt. Khi cài đặt mà các ứng dụng đó đòi hỏi quyền khi cài đặt thì nên đọc kỹ để xem ứng dụng đó yêu cầu truy cập vào những nguồn tài nguyên nào của thiết bị.