Kết quả phân tích các tín hiệu mà Fermi thu thập được từ phía trung tâm của Milky Way - thiên hà thuộc hàng "quái vật", chứa Trái Đất - đã cho thấy ánh sáng lạ đó là một dạng bức xạ gamma "dư thừa": Nó không phải từ lỗ đen siêu khối bằng 4 triệu Mặt Trời đang ngủ đông ở đó, cũng không từ các ngôi sao lớn lang thang quanh trung tâm thiên hà.
Theo bài công bố trên Physical Review D, nhà vật lý Mattia Di Mauro từ Viện Vật lý hạt nhân quốc gia Ý cho rằng vật chất tối chính là thủ phạm tạo ra tín hiệu ánh sáng kỳ lạ và giàu năng lượng này.
Vật chất tối là một "bóng ma vũ trụ" thường được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu thiên văn thời gian gần đây.
Theo Science Alert, không ai biết rõ nó là gì, chỉ biết rằng có một thứ gì đó bí ẩn ngoài kia, gây ra các hiệu ứng hấp dẫn kỳ lạ lên những gì chúng ta nhìn thấy được, y hệt như một bóng ma vô hình đang kéo các ngôi sao, phát xạ bằng tín hiệu ánh sáng hoặc âm thanh, hay làm chậm tốc độ quay của các thiên hà.
Nghiên cứu trên nhiều thiên hà cho thấy chúng có thể quay hơn nhiều với khả năng của mình nếu chỉ chịu tác động bởi lực hấp dẫn từ những thứ nhìn thấy được trong đĩa thiên hà. Nhưng luôn có thứ gì đó đè nặng lên các thiên hà, làm chậm vòng quay.
Theo Spunik News, sự dư thừa tia gamma này đã được ghi nhận từ năm 2009 qua kết quả phân tích của 2 nhà vật lý Lisa Goodenough và Dan Hooper từ NASA. Các nhà vật lý thiên văn khắp thế giới đã mất nhiều năm để giải mã nó với khá nhiều giả thuyết được đặt ra.