Chúng ta có thể nghĩ rằng lý do cho vấn đề nằm ở những yêu cầu khắt khe về thể chất và học vấn để có thể có một vị trí trong không gian, chưa kể đến việc cần phải có một cái đầu lạnh đến khó tin khi chịu áp lực. Dĩ nhiên, vệ sinh trong chân không cũng là vấn đề đau đầu mà các phi hành gia gặp phải.
Tuy nhiên, một lý do bất ngờ khác cũng có thể khiến nhiều người không còn mặn mà với nghề phi hành gia vũ trụ nữa khi nhìn vào mô tả công việc đến từ Cơ quan Dịch vụ Nghề nghiệp Quốc gia Anh (NCS), nơi mức lương mà họ nhận được có thể khiến mọi người “kinh ngạc”.
Cụ thể, một phi hành gia mới chỉ có thể kiếm được mức lương 40.000 bảng (1,23 tỷ đồng). Mặc dù con số này cao hơn mức lương trung bình của Anh là 33.404 bảng (1,03 tỷ đồng) nhưng nó thực tế là khá thấp so với một công việc có độ rủi ro khá cao, mặc dù các cơ quan vũ trụ đang liên tục cải tiến để giúp các phi hành gia ngày càng an toàn hơn. Để so sánh tại Anh, lương chủ ngân hàng đầu tư rơi vào khoảng 35.000-60.000 bảng hay luật sư tập sự (26.500-50.000 bảng). Vấn đề là những công việc này không phải đối diện với nguy cơ chết cóng trong chân không vũ trụ.
Trở lại với phi hành gia. Ngay cả khi đã thực hiện một vài chuyến bay mà không gặp trở ngại nào, cùng có nhiều kinh nghiệm hơn thì mức lương tối đa vẫn chỉ có thể là 86.000 bảng Anh (2,65 tỷ đồng).
Mọi thứ có thể cao hơn một chút ở Mỹ, nơi mức lương khởi điểm cho một phi hành gia dân sự dao động từ khoảng 80.000 USD đến 105.000 USD (1,95 tỷ đồng đến 2,56 tỷ đồng). Con số này tăng lên từ 96.000 USD đến 125.000 USD. Mặc dù trong không gian, không có nhiều nơi để chúng ta tiêu tiền và được ăn và ở miễn phí. Vì vậy nếu không quan tâm đến mức lương, phần còn lại của công việc có vẻ khá hấp dẫn theo thông số NCS.
Nhiều người phải chấp nhận chi tiền để được "du hành" vũ trụ.
Giờ thông thường để làm việc mỗi tuần là 39 giờ đến 41 giờ, tuy nhiên nó có thể thay đổi, ví dụ các phi hành đoàn ở Trạm Vũ trụ Quốc tế được nghỉ cuối tuần. Đó là con số hấp dẫn nhưng sẽ rất chán khi chúng ta về cơ bản chỉ ở trong một cái ống lớn, chưa kể đến các yêu cầu khắt khe về bằng cấp, thể lực, kỹ năng lãnh đạo, khả năng nói tiếng Nga và đặc biệt là làm việc xa nhà.
Công bằng mà nói, ngay cả khi làm việc xa nhà và mức lương tương đối thấp, đó có vẻ là một công việc khá thú vị. Thành thật mà nói, mọi người có thể bay vào vũ trụ miễn phí nếu có cơ hội. Trong thực tế, chỉ những người rất giàu có mới đủ khả năng chi trả cho các chuyến bay.