Với đặc tính chung là một hệ điều hành mã nguồn mở, Android luôn là mục tiêu dễ xâm nhập hơn so với iOS để cài cắm các ứng dụng lách luật của nhiều bên nhằm mục đích khai thác những lỗ hổng tồn đọng. Mới đây, CyberNews đã tung ra danh sách một loạt những ứng dụng vừa được phát hiện có những dấu hiệu khả nghi về việc ngầm đánh cắp dữ liệu người dùng cũng như truyền mã độc vào thiết bị lúc nào không hay. Đặc biệt, trong số đó có một vài cái tên tuổi vô cùng quen thuộc với hàng triệu tín đồ sống ảo trên thế giới và cả Việt Nam: Beauty Plus và B612.
Danh sách cụ thể 30 app bị tố cáo bởi CyberNews:
1. BeautyPlus – Easy Photo Editor & Selfie Camera
2. BeautyCam
3. Beauty Camera – Selfie Camera
4. Selfie Camera – Beauty Camera & Photo Editor
5. Beauty Camera Plus – Sweet Camera & Makeup Photo
6. Beauty Camera – Selfie Camera & Photo Editor
7. YouCam Perfect – Best Selfie Camera & Photo Editor
8. Sweet Snap – Beauty Selfie Camera & Face Filter
9. Sweet Selfie Snap – Sweet Camera & Beauty Cam Snap
10. Beauty Camera – Selfie Camera with Photo Editor
11. Beauty Camera – Best Selfie Camera & Photo Editor
12. B612 – Beauty & Filter Camera
13. Face Makeup Camera & Beauty Photo Makeup Editor
14. Sweet Selfie – Selfie Camera & Makeup Photo Editor
15. Selfie camera – Beauty Camera & Makeup camera
16. YouCam Perfect – Best Photo Editor & Selfie Camera
17. Beauty Camera Makeup Face Selfie, Photo Editor
18. Selfie Camera – Beauty Camera
19. Z Beauty Camera
20. HD Camera Selfie Beauty Camera
21. Candy Camera – selfie, beauty camera & photo editor
22. Makeup Camera-Selfie Beauty Filter Photo Editor
23. Beauty Selfie Plus – Sweet Camera Wonder HD Camera
24. Selfie Camera – Beauty Camera & AR Stickers
25. Pretty Makeup, Beauty Photo Editor & Selfie Camera
26. Beauty Camera
27. Bestie – Camera360 Beauty Cam
28. Photo Editor – Beauty Camera
29. Beauty Makeup, Selfie Camera Effects & Photo Editor
30. Selfie cam – Bestie Makeup Beauty Camera & Filters
Nhóm điều tra từ CyberNews đã dành một mối quan tâm lớn tới những ứng dụng chụp ảnh sống ảo và làm đẹp. Rất nhiều những tên tuổi lớn đạt thành tích cao cả về số lượt tải và Top Trending trên bảng xếp hạng đã để lộ các bằng chứng tiêu cực. BeautyPlus - ứng dụng đang đứng top đầu với hơn 300 triệu lượt download cũng không phải ngoại lệ, bị phát hiện có chứa mã độc hoặc cố tình xâm nhập và gửi dữ liệu riêng tư trái phép về server nguồn ở Trung Quốc.
Một trong những cách đơn giản nhất để tự bảo vệ mình là đọc kỹ thỏa thuận điều khoản sử dụng trước khi download ứng dụng. Nếu phát hiện những luật lệ bắt buộc tuân theo cho phép ứng dụng truy cập thông tin như danh bạ, dữ liệu riêng hoặc bất kỳ thứ gì vượt ngoài phạm vi ảnh và chụp ảnh, hãy dừng ngay sự tin tưởng lại và tránh xa chúng. Không cần biết họ lấy dữ liệu riêng về để đặt quảng cáo hay bán lại cho các bên khác, tình thế đó chắc chắn không hề có lợi và an toàn cho người dùng.
Tổng hợp: CyberNews, Forbes