Chùm ảnh hành trình lịch sử điện thoại gập, có thể tháo rời

Trước khi Samsung giới thiệu những chiếc điện thoại gập tiếp theo vào mùa hè năm nay, đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại hành trình đã đưa chúng ta đến với các sản phẩm hiện đại này.

Samsung có thể là nhà sản xuất phổ biến smartphone gập trên thị trường, nhưng những công ty khác mới thực sự giới thiệu các phiên bản của riêng họ đầu tiên. Dưới đây là một cái nhìn tổng thể về lịch sử của smartphone gập trong thập kỷ qua.

Điện thoại nắp gập chính là cái tên mở đường cho điện thoại gập của tương lai. Nếu không có điện thoại nắp gập của Samsung hoặc Motorola Razr, có lẽ nhiều người không nghĩ rằng điện thoại có thể thu gọn lại thành kích thước bỏ túi.

Trước khi Samsung tung ra thị trường màn hình AMOLED có thể gập lại, một số công ty khác cũng đã cố gắng đạt được những bước tiến trong ngành. Vào năm 2006, Polymer Vision đã giới thiệu một khái niệm có thể cuộn và một thiết bị có thể gập lại được gọi là Readius, hoạt động chủ yếu như một thiết bị đọc sách điện tử hơn là một thiết bị di động toàn diện.

Vào năm 2008, Nokia đã trình chiếu video khái niệm về Morph - một màn hình có thể gập lại thành các kiểu dáng khác nhau. Đoạn giới thiệu ban đầu cho thấy một chiếc máy tính bảng mỏng về cơ bản là một tấm kính, sau đó có thể gập lại ba lần và bám chặt vào cổ tay của người dùng như một chiếc vòng đeo tay. Bản chất mới lạ của Morph khiến nó có vẻ như là công nghệ đi trước thời đại.

Gợi ý đầu tiên cho thấy Samsung đang làm việc trên màn hình có thể gập lại là vào năm 2011 khi công ty giới thiệu một chiếc máy tính bảng ý tưởng sử dụng màn hình AMOLED hoàn toàn linh hoạt. Màn hình có thể uốn cong, gấp lại và cuộn lại. Nó thậm chí có thể nhìn xuyên qua.

Vào khoảng thời gian Samsung bắt đầu trêu chọc màn hình AMOLED có thể gập lại của mình, Kyocera đã phát hành một chiếc điện thoại Android màn hình cảm ứng kép có tên là Echo với màn hình 3,5 inch kép được gấp vào nhau, cộng với các tinh chỉnh phần mềm cho phép người dùng chạy hai ứng dụng đồng thời, song song với nhau. Một lần nữa, đây là một trường hợp của một nhà sản xuất khác đi trước thời đại. Phiên bản Android mà nó đang chạy chưa hỗ trợ chế độ chia đôi màn hình.

Vào năm 2017, ZTE đã ra mắt Axon M dành cho nhà mạng AT&T. Điện thoại có ba màn hình: một màn hình 5,2 inch ở phía trước, và hai màn hình 5,2 inch ở bên trong được gập lại thành một màn hình lớn hơn kiểm tablet 6,8 inch. Axon M chắc chắn rất tuyệt, nhưng việc thiếu tối ưu hóa phần mềm thích hợp và viền dày ngăn cách hai màn hình không hoàn toàn mang lại trải nghiệm xuyên suốt.

Trong thực tế, smartphone uốn cong đầu tiên được tung ra thị trường là Royole Flexpai - sản phẩm ra mắt vài ngày trước khi Samsung trình làng màn hình dẻo thế hệ mới. Thương hiệu điện tử Trung Quốc đã bán nó ngay lập tức với giá 1.320 USD, mặc dù vậy các ấn tượng ban đầu về thiết bị đã không đủ hấp dẫn người mua.

Samsung ra mắt smartphone gập lại cho người tiêu dùng đầu tiên của mình vào năm 2019, Galaxy Fold. Thiết bị này được quảng bá không ngừng với màn hình 4,6 inch, mở ra như một cuốn sách để lộ ra bên trong là màn hình AMOLED 7,3 inch. Nó cũng có một lớp màng nhựa bảo vệ ở màn hình bên trong khiến nhiều người đánh giá vô tình kéo ra. Sau đó Samsung đã rút lại các mẫu đánh giá đó và khởi chạy lại Galaxy Fold một vài tháng sau đó với một bản sửa lỗi.

Huawei cũng đạt được bước tiến với Mate X có thể gập lại - một chiếc điện thoại gập hoàn hảo. Chiếc điện thoại có thể uốn cong đắt tiền này đã nhận được sự chú ý sau khi Galaxy Fold gặp rủi ro với các thiết bị đánh giá ban đầu. Huawei vẫn đang sản xuất điện thoại gập cho một số thị trường. Nói về Mate, nó có màn hình 6,8 inch phía trước và 6,38 inch phía sau, cũng là nơi đặt các camera sau. Chỉ cần nhấn một nút để mở Mate X, người dùng sẽ biến điện thoại thành một thiết bị 8 inch.

Xiaomi cũng làm dậy sóng với smartphone gập riêng khi công ty đã từng giới thiệu thiết kế ba màn hình bằng việc ra mắt Mi Mix Fold vào năm 2021.

Motorola cũng tìm cách hồi sinh thương hiệu Razr dưới dạng smartphone gập vào năm 2019. Đó là thiết bị có màn hình P-OLED 6,2 inch có thể gập lại như điện thoại nắp gập Razr ban đầu của Motorola và được Verizon phân phối độc quyền. Thiết bị cũng có một màn hình “Quick View” ở mặt trước, một màn hình OLED 2,7 inch. Nhưng điện thoại bị đánh giá mờ nhạt và hợp đồng độc quyền với Verizon dẫn đến chỉ một nhóm nhỏ người dùng sở hữu.

Mẫu Galaxy Z Flip đầu tiên của Samsung cũng xuất hiện như là câu trả lời của Samsung đối với Motorola Razr 2019. Kể từ khi ra mắt, Galaxy Z Flip đã có hai phiên bản cải tiến và sắp tới là phiên bản Galaxy Z Flip4.

TCL thường được biết đến với smartphone và TV giá rẻ, nhưng họ cũng đã giới thiệu một thiết bị khái niệm có thể gập tại CES 2020. Sau đó một tháng, công ty đã giới thiệu một chiếc smartphone nắp trượt có thể thu hút nhiều ánh nhìn hơn nhờ cách gấp tương đối sáng tạo bên trong.

Microsoft cũng thử lửa với Surface Duo - một thiết bị có màn hình kép có thể gập lại thành một thiết bị 8,1 inch. Nó cũng có một loạt các tinh chỉnh phần mềm để biến thành thiết bị năng suất cao nhất. Thật không may, đó không phải là thiết bị gập lại rõ ràng, và ngay cả Surface Duo 2 cũng không gây ấn tượng cho người dùng.

Ngoài ra, nhiều công ty khác cũng đang nghiên cứu phát triển điện thoại gập của riêng mình, và biết đâu chúng có thể mở ra một cái nhìn mới mẻ hơn cho thị trường này.