Chúng ta sẽ đào hết tất cả Bitcoin vào năm 2140, rồi sau đó thì sao?

Tuy đã khai thác hết 90% số Bitcoin, nhưng các thợ đào vẫn cần đến hơn 100 năm nữa để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thứ 6, ngày 1/4/2022, đồng Bitcoin (BTC) thứ 19 triệu chính thức được các thợ đào khai thác xong, con số này tương đương với 90% tổng cung Bitcoin trên toàn mạng lưới và chúng ta chỉ còn khoảng 2 triệu Bitcoin chưa được đưa vào lưu thông. Con số này tuy rất nhỏ, nhưng nhân loại cần đến khoảng hơn 100 năm nữa mới có thể "đào" hết 10% còn lại này.

Chúng ta sẽ đào hết tất cả Bitcoin vào năm 2140, rồi sau đó thì sao? - Ảnh 1.

Tuy đã có hơn 90% số Bitcoin tồn tại trên blockchain đã được khai thác, nhưng con người vẫn cần hơn 100 năm nữa để "đào" hết 10% còn lại

Việc vì sao con người lại cần nhiều thời gian đến như thế sẽ được giải đáp trong một bài viết khác. Còn bây giờ, nãy giả định các thợ đào đã hoàn tất công việc của mình và chúng ta đang sống trong thời điểm năm 2140. Khi tất cả các đồng Bitcoin đã bị khai thác hết, chuyện gì sẽ xảy ra?

Các thợ đào sẽ không còn nhận được "phần thưởng"... nhưng vẫn được trả công

Trước khi đi sâu, hãy hiểu đơn giản về cơ chế phần thưởng và phí giao dịch.

Đầu tiên, các thợ đào Bitcoin sẽ tiến hành xử lý và xác thực các giao dịch trong một khối (block), khi hoàn thành một khối, những người này sẽ nhận được "phần thưởng" hay còn gọi là phần thưởng khối (block reward), thường được trả bằng đồng BTC, đó cũng là khi khái niệm đào Bitcoin ra đời.

Chúng ta sẽ đào hết tất cả Bitcoin vào năm 2140, rồi sau đó thì sao? - Ảnh 2.

Mỗi khi một block được giải mã, các thợ đào sẽ nhận được một lượng phần thưởng nhất định, đó được gọi là block reward (Nguồn ảnh: CoinTelegraph)

Về phí giao dịch, bất kỳ một tương tác nào trên blockchain như đều sẽ bị thu phí và số tiền này cũng được chia về cho các thợ đào vì họ chính là người tham gia vào quá trình thực hiện các giao dịch trên mạng lưới.

Tuy nhiên, phí giao dịch nhận về lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nguồn thu nhập của các thợ đào, và rất khập khiễng khi dùng để so sánh với phần thưởng khối.

Do đó, khi blockchain cuối cùng được giải mã, thì cũng là lúc đồng Bitcoin thứ 21 triệu được khai thác, các thợ đào sẽ không còn nhận được bất kỳ phần thưởng khối nào nữa. Như vậy các thợ đào sẽ đồng loạt "tắt máy" và toàn bộ mạng Bitcoin sẽ ngừng hoạt động? Thực tế thì nhận định này không hoàn toàn đúng.

Chúng ta sẽ đào hết tất cả Bitcoin vào năm 2140, rồi sau đó thì sao? - Ảnh 3.

Khi đồng Bitcoin cuối cùng được khai thác, các thợ đào vẫn sẽ nhận về đều đặn phần phí khi xử lý các giao dịch trên blockchain

Đúng là phần phí giao dịch được trả về cho các thợ đào là rất nhỏ, chỉ chiếm 6% tổng thu nhập từ việc vận hành máy đào. Nhưng công nghệ blockchain đang ngày càng phát triển và số lượng người dùng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng trong vòng vài thập kỷ tới. Với nhận định này, nhiều chuyên gia dự đoán số lượng giao dịch được thực hiện trên blockchain cũng từ đó mà tăng theo, như vậy số tiền các thợ đào kiếm được từ phí giao dịch trên mạng lưới vẫn sẽ được đảm bảo. Đây cũng chính là động lực để những mỏ đào Bitcoin tiếp tục hoạt động.

Ông Simon Kim, CEO quỹ đầu tư #Hashed tự tin rằng việc mất phần thưởng khối cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các thợ đào: "Những thay đổi đối với hệ sinh thái Bitcoin và vị trí của nó trong tương lai có thể sẽ thúc đẩy sự phát triển của blockchain này đi xa hơn nữa, nó đáng kể để có thể giữ chân thợ đào ngay cả sau khi đồng Bitcoin cuối cùng được khai thác".

Trên thực tế, mạng lưới Bitcoin đã từng chứng kiến sự nhảy vọt về phí giao dịch nhiều lần trong quá khứ. Lần đầu tiên là vào tháng 12/2017, đã có lúc, một giao dịch chuyển Bitcoin trên mạng lưới đã đạt 55,17 USD/giao dịch. Lần thứ 2 là vào tháng 4/2021, đây cũng là thời điểm phí giao dịch bị đẩy lên mức cao nhất mọi thời đại, cụ thể, với mỗi hoạt động chuyển tiền, người dùng sẽ phải tiêu tốn khoảng 59,87 USD. Trong khi mới 10 ngày trước đó, chi phí chỉ rơi vào khoảng 14,86 USD, tức là trong vòng chưa đầy 2 tuần, phí giao dịch đã tăng đến hơn 300%.

Nói một cách đơn giản, điều này chỉ xảy ra bởi vì nhu cầu sử dụng mạng Bitcoin tăng cao, càng nhiều người sử dụng thì phí giao dịch sẽ càng bị đẩy lên cao.

Nhưng nếu mức phí giao dịch này vẫn không đủ hấp dẫn?

Điều gì xảy ra khi toàn bộ máy đào trên toàn thế giới ngừng hoạt động? Tuy nhiều người cùng đồng tình rằng phần lớn thợ đào sẽ tiếp tục vận hành các hệ thống của mình ngay cả khi đồng Bitcoin cuối cùng được khai thác. Nhưng có lẽ không phải là tất cả.

Chúng ta sẽ đào hết tất cả Bitcoin vào năm 2140, rồi sau đó thì sao? - Ảnh 4.

Nếu thợ đào trên khắp thế giới đồng loạt "tắt điện", đó sẽ là thảm họa với Bitcoin

Nhưng nếu phần lớn các mỏ đào hoặc tất cả chúng đều ngừng hoạt động thì người dùng vẫn có thể xem các dữ liệu đã được ghi nhận trên blockchain trước đó. Tuy nhiên, các giao dịch chuyển - nhận tiền số trên toàn bộ mạng lưới Bitcoin sẽ không thể thực hiện được nữa.

Nói ngắn gọn, nếu tất cả các thợ đào trên thế giới đồng loạt "tắt điện", đó sẽ là tận thế của mạng Bitcoin.

Các ảnh hưởng đến thị trường và nhà đầu tư

Điều làm vàng có giá trị chính là độ khan hiếm và tính đồng thuận cao của cộng đồng đối với nó. Bitcoin cũng vậy, nó là đồng coin lớn nhất thế giới cũng vì những lý do trên và sự tăng giá khủng khiếp của đồng tiền số này cũng một phần đến từ nguồn cung hạn chế của nó.

Chúng ta sẽ đào hết tất cả Bitcoin vào năm 2140, rồi sau đó thì sao? - Ảnh 5.

Khi đồng Bitcoin cuối cùng được khai thác, khả năng rất cao giá của đồng tiền số này sẽ tăng phi mã

Tuy việc toàn bộ 21 triệu đồng BTC được khai thác hết không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường và các nhà đầu tư, nhưng việc dần có nhiều người nhận ra sự khan hiếm của đồng coin này, giá của nó sẽ liên tục đạt đỉnh mới. Bên cạnh đó, khi thông tin về đồng BTC cuối cùng "rời khỏi hầm mỏ" được loan đi, một làn sóng tăng giá mới gần như chắc chắn sẽ xuất hiện.

Theo công ty phân tích blockchain nổi tiếng Chainalysis, kể cả khi tất cả số Bitcoin đều đã được khai thác hết thì trong tổng cung lưu thông của toàn thị trường cũng sẽ không hề tồn tại đủ 21 triệu đồng BTC. Lý do cho sự thiếu hụt này chính là việc hơn 20% số lượng Bitcoin trên thị trường đã bị "khoá vô thời hạn". Phần lớn trong số đó đang nằm trong các ví tiền số không thể truy cập được do mất mật khẩu hoặc trục trặc phần cứng. Điều này càng làm độ khan hiếm của Bitcoin tăng cao.

Kết

Như vậy, khi đồng BTC cuối cùng được gửi đến các thợ đào, đây sẽ là một sự kiện cực kỳ quan trọng của lĩnh vực tiền số. Cũng từ thời điểm này, các thợ đào sẽ không còn nhận được phần thưởng khối mà chỉ còn thu về phí xử lý giao dịch trên blockchain.

Nếu không cảm thấy thỏa mãn về "mức thu nhập" của mình, các thợ đào có quyền "ngắt điện" hệ thống, ngưng tham giao vào hoạt động xử lý giao dịch và nếu toàn bộ thợ đào trên khắp thế giới đình công, đó sẽ là ngày tàn của Bitcoin.

Chúng ta sẽ đào hết tất cả Bitcoin vào năm 2140, rồi sau đó thì sao? - Ảnh 6.

Liệu Bitcoin có còn tồn tại đến lúc đồng BTC cuối cùng được khai thác xong?

Ở phần những nhà đầu tư, hãy chuẩn bị cho một đợt tăng giá cực mạnh của đồng tiền số lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, thời điểm toàn bộ số Bitcoin được khai thác hết hãy còn cách thời điểm mà chúng ta đang sống tận 120 năm và tất cả những giả định kể trên hoàn toàn có thể trở nên vô nghĩa. 

https://ahadep.com/chung-ta-se-dao-het-tat-ca-bitcoin-vao-nam-2140-roi-sau-do-thi-sao-20220713223652534.chn