Tiết kiệm tiền thì ai mà chẳng muốn, nhưng khá nhiều người sẽ đắn đo khi mua sắm khi cho rằng liệu nó có thực sự xứng đáng với số tiền mình bỏ ra? Nội dung bài viết bao gồm những ưu và nhược điểm của việc mua các thiết bị không kèm hộp, đó có thể là điện thoại không có hộp, likenew hoặc đổi trả.
Điện thoại không có hộp, tân trang hoặc qua bên thứ ba là gì?
Thật sai lầm khi đặt tất cả chúng vào cùng nhau bởi sản phẩm này khác rất nhiều so với sản phẩm kia. Có ba loại chính mà chúng ta cần xác định.
- Hàng không hộp: Các sản phẩm được bán cho khách hàng nhưng khách hàng không thích và yêu cầu hoàn trả. Với những hàng hóa này, các công ty khi bán lại sẽ kèm ghi chú “không hộp” hoặc tương tự.
- Điện thoại likenew: Các sản phẩm này thường được gọi là “tốt như mới”, nhưng chúng là những sản phẩm được giao cho khách hàng và vì lý do như lỗi sản xuất, vết xước nhỏ… và được người mua trả lại cho công ty hoặc trung tâm dịch vụ ủy quyền. Các công ty sau đó sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị lỗi trên sản phẩm để chúng hoạt động trở lại như mới.
- Hàng đổi trả: đây là những điện thoại bị hư hỏng trong khi rời khỏi cơ sở sản xuất, nhưng thiệt hại là nhỏ và không cản trở hiệu suất theo bất kỳ cách nào. Các thiết bị như vậy không được sửa chữa hoặc khôi phục và được bán dưới dạng “đổi trả”, nhưng chúng không phải là hàng cũ như hầu hết mọi người nghĩ.
Tại sao các công ty bán hàng không hộp?
Các công ty có dây chuyền sản xuất và lắp ráp chuyên dụng, nơi hàng trăm hoặc hàng ngàn điện thoại được sản xuất mỗi ngày. Mỗi sản phẩm đều đi qua máy quét và đôi khi, các lỗ hổng nghiêm trọng không được phát hiện trong các thử nghiệm này. Chính vì vậy, các công ty luôn có chính sách đổi trả sản phẩm trong phạm vi “1 đổi 1 trong xxx ngày nếu phát sinh lỗi từ nhà sản xuất” nhằm tránh trường hợp sai sót như vậy.
Khi một sản phẩm bị lỗi và người dùng trả lại trong những ngày đầu mới mua, chúng sẽ được đưa lại nhà sản xuất, nhưng họ lại rất khó để loại bỏ sản phẩm bị lỗi mà thay vào đó cố gắng sửa chữa. Sau đó, chúng được đưa vào nhiều loại khác nhau dựa vào tình trạng trước khi bán lại cho khách hàng khi lỗi đã được giải quyết, nhưng không kèm hộp.
Một điều lưu ý là tất cả các sản phẩm này đều trải qua kiểm tra của các nhà sản xuất trước khi bán trở lại cho khách hàng với mức giá rẻ hơn. Vì vậy, người dùng sẽ nhận được sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn. Nếu may mắn, họ cũng có thể nhận được một điện thoại hoàn toàn mới.
Điện thoại không hộp có an toàn?
Khi chúng ta đang nói về các sản phẩm giá rẻ hơn, chúng luôn thu hút dù không có hộp. Nhưng người dùng cần chú ý một số điều có thể xảy ra với những chiếc điện thoại không hộp.
Đầu tiên, các điện thoại này không được vận chuyển trong hộp kín hoàn toàn như các điện thoại mới, vì vậy không phải là ý tưởng tốt nếu bạn là người luôn lo lắng. Thứ hai và là nhược điểm lớn nhất, đó là bảo hành khi mà các điện thoại không hộp cũng bị giảm bớt bảo hành từ công ty, ví dụ người dùng chỉ còn bảo hành vài tháng thay vì 12 tháng tiêu chuẩn.
Đối với các điện thoại tân trang được vận chuyển cùng các phụ kiện chính thức nhưng thời gian bảo hành ngắn. Riêng các iPhone tân trang của Apple được đảm bảo bảo hành 1 năm, trong khi các sản phẩm đổi trả có thể được bảo hành toàn bộ hoặc một phần tùy theo chính sách của các công ty.
Hãy cảnh giác với điện thoại không hộp
Giá thấp, bảo hành, phụ kiện chính thức - tất cả những thứ này nghe có vẻ hơi quá, nhưng người dùng cần phải thực sự cảnh giác khi mua các điện thoại đó. Để an toàn, người dùng cần nắm rõ một số điều sau:
- Hãy luôn đảm bảo sản phẩm đến tay mình không phải giả mạo. Rất có thể ai đó thấy bộ sạc chính hãng của iPhone 11 Pro Max quá chất lượng nên thay sạc chính hãng bằng bộ sạc rẻ tiền hơn.
- Luôn kiểm tra thiết bị kỹ lưỡng điện thoại trước khi giao tiền. Hầu hết các cửa hàng hiện nay cung cấp chính sách hoàn trả có thể đến 15 ngày ngay cả với điện thoại tân trang hay không hộp.
- Hầu hết các cửa hàng cung cấp chính sách cho phép người dùng được hoàn tiền đầy đủ hoặc thay thế nếu mở hộp ra thấy thiếu phụ kiện.
Người dùng cũng có thể tự kiểm tra thiết bị bằng một tiện ích miễn phí có sẵn trên cửa hàng ứng dụng.
- Đối với điện thoại Android, họ có thể sử dụng ứng dụng Phone Doctor Plus để kiểm tra phần cứng cần thiết. Ứng dụng kiểm tra 30 mặt hàng phần cứng và cảm biến, bao gồm đa chạm, tai nghe, micro, con quay hồi chuyển, cảm biến tiệm cận và màn hình.
- Đối với iPhone, người dùng có thể cài đặt ứng dụng miễn phí có tên ReGlobe có chứa công cụ giúp kiểm tra các phần cứng cần thiết.
Nhìn chung, mua điện thoại không có hộp đi kèm với ưu và nhược điểm riêng của nó. Mặc dù người dùng chắc chắn nhận được điện thoại với giá rẻ hơn nhưng cũng cần có một mức độ cảnh giác nhất định. Nếu đã sẵn sàng và cho việc này, đó không phải là ý tưởng tồi.