Bức xạ smartphone có gây hại?
Chúng ta đều biết rằng smartphone phát ra bức xạ. Vấn đề ở đây là liệu bức xạ đó có hại cho chúng ta hay không, và nếu có thì hại ra sao?
Smartphone phát ra thứ gọi là “Tần số vô tuyến” (RF) để liên lạc với các tháp gần đó để từ đó kết nối với các điện thoại khác. Những RF này có thể hoặc không gây nguy hiểm. Tại sao không chắc chắn? Đơn giản vì smartphone không đủ dài để chúng ta xác định những ảnh hưởng lâu dài mà chúng gây ra đối với chúng ta.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng smartphone cường độ cao trong thời gian dài có thể liên quan đến một số bệnh ung thư và các bệnh nặng khác. Các bệnh chính ở đây bao gồm ung thư não, khối u, mất trí nhớ… vì vậy khá nguy hiểm. Mặc dù điều này có thể chưa được chứng minh nhưng vẫn có một lượng bằng chứng thuyết phục về lý do tại sao người dùng nên giảm mức độ tiếp xúc với RF.
Cách bảo vệ bản thân khỏi bức xạ smartphone
Có một số cách rất đơn giản để giảm tiếp xúc với RF. Người dùng có thể cố gắng không ngủ gần với điện thoại. Trong quá trình sử dụng, hãy dùng tai nghe càng nhiều càng tốt. Người dùng có thể mang điện thoại trong balo thay vì túi quần hoặc trong bao da thắt lưng.
Người dùng cũng nên tránh sử dụng điện thoại khi phát ra mức cao hoặc RF. Điều này thường xảy ra khi ở trạng thái chỉ có 1 hoặc 2 cột sóng. Ngoài ra, khi ở trong xe đang di chuyển hoặc khi tải xuống/tải lên tập tin, điện thoại sẽ phát ra RF lớn, do đó hãy đảm bảo giữ khoảng cách.
Ngoài ra, tấm chắn bức xạ hoặc các thiết bị tương tự tuyên bố bảo vệ người dùng khỏi bức xạ điện thoại thường khá vô dụng. Những sản phẩm như vậy sẽ chỉ ảnh hưởng đến cường độ tín hiệu của điện thoại và làm cho vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn.
Khi ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của RF đối với sức khỏe con người, tất cả những gì chúng ta có thể làm trong thời gia này là thận trọng và cố gắng ngủ cách xa điện thoại một chút.