Công nghệ

Trước khi cảm biến vân tay quang học được tích hợp vào màn hình điện thoại xuất hiện, hãng Qualcomm đã chứng minh tính hữu dụng của một công nghệ cảm biến thứ 3: Cảm biến siêu âm.
Theo một nguồn tin rò rỉ mới đây, trang "Bgr" đã khẳng định, Apple đang âm thầm phát triển công nghệ cảm biến vân tay siêu âm cho riêng mình. Hãng cũng dự tính sẽ đưa công nghệ cảm biến mới này vào dòng iPhone mới nhất của mình.
 
Đúng như tên gọi, công nghệ này sử dụng sóng siêu âm để xác định các đặc điểm của vân tay. Cũng bởi  nó không dựa vào tính chất quang học hoặc về mặt điện tích để xác định danh tính của một ai đó, nên về mặt lí thuyết cảm biến vân tay siêu âm vẫn có thể hoạt động chính xác ngay cả khi ngón tay bạn bị ướt hoặc dính dầu mỡ. Hơn nữa, sóng siêu âm cũng dễ dàng xuyên qua kính, nên cảm biến này có thể được tích hợp dưới màn hình.
Apple đang âm thầm phát triển công nghệ cảm biến vân tay siêu âm cho riêng mình. Hãng cũng dự tính sẽ đưa công nghệ cảm biến mới này vào dòng iPhone mới nhất của mình.
Hiện cảm biến vân tay siêu âm được cho là công nghệ cảm biến vân tay tiên tiến và chính xác nhất, nhưng cũng là loại cảm biến có giá thành đắt nhất và khó sản xuất nhất.
 
Apple luôn ca ngợi Touch ID, nhưng thực tế vẫn có một số tình huống mà tính năng này lại không thực sự tiện lợi khi sử dụng. Ngay với cảm biến vân tay thông thường, dù chúng được bố trí ở mặt trước hay mặt sau, nhưng không phải lúc nào người dùng cũng kích hoạt được nó một cách dễ dàng.
 
Thực tế cho thấy, nơi trên smartphone mà người dùng có thể tác động dễ dàng bất cứ lúc nào, đó là màn hình. Đây chính là lí do vì sao cảm biến vân tay dưới màn hình được dự đoán sẽ trở thành tính năng chủ đạo tiếp theo của smartphone và cảm biến vân tay siêu âm chính là đích đến. 
 
Theo các phương tiện truyền thông Hàn Quốc, cảm biến vân tay được chia ra làm 3 loại. Cụ thể: Quang học là công nghệ cảm biến được sử dụng rộng rãi nhất, dùng cho cả cho cảm biến vân tay bình thường lẫn cảm biến vân tay dưới màn hình mới nhất, do Synaptics phát triển và được Vivo sử dụng trên smartphone của công ty. Kế đến là một công nghệ khác, đó là cảm biến vân tay điện dung và cuối cùng là cảm biến vân tay siêu âm - như đã nói.
 
Cũng theo giới truyền thông nước này, mặc dù cảm biến siêu âm được tuyên bố là chính xác nhất trong 3 công nghệ quét vân tay nhưng nó cũng là loại khó sản xuất và có giá thành đắt nhất. Vì vậy, việc sử dụng rộng rãi loại cảm biến này trên smartphone là chưa khả thi, nếu có, nó chỉ có khả năng xuất hiện trên những mẫu flagship cao cấp mà thôi.
 
Còn giới quan sát cho rằng, cho đến nay, chỉ có Qualcomm, Apple và Samsung được cho là những hãng đang tích cực nghiên cứu phát triển công nghệ này. Tuy nhiên, do mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” của Apple với Qualcomm nên nhà sản xuất iPhone có thể tự phát triển cảm biến siêu âm cho riêng mình. Trong khi đó, Samsung có mối quan hệ tốt hơn với Qualcomm và nhiều nguồn tin đã khẳng định, họ muốn sử dụng công nghệ này trên một loạt các sản phẩm của mình trong tương lai.