Logitech G502 lần đầu tiên ra mắt gần 5 năm trước với một sự lột xác, cụ thể là Logitech thiết kế lại những con chuột chơi game lỗi thời và ghép nối cơ thể mới này với cảm biến chuột tốt nhất mà họ có thể tạo ra. Đã có nhiều ý kiến cho rằng con chuột G502 này sẽ không thể thành công bởi vì thiết kế quá cầu kỳ, to và đặc biệt nhất là khá nặng.
Tuy nhiên, kết quả là một con chuột tuyệt vời xuất hiện vào năm 2013, trở thành một trong những con chuột thành công nhất của Logitech. Cho đến nay, G502 vẫn là một trong những con chuột bán cực kỳ chạy nên Logitech đã không có nhiều thay đổi về thiết kế tổng thể: G502 đã được thêm ánh sáng RGB một vài năm trước đây, và bây giờ, với bản cập nhật 2018, là một cảm biến tốt hơn nữa. Với G502 Hero, Logitech đã quyết định rõ ràng một triết lý thiết kế: "nếu nó không sai, đừng sửa nó", và sự thật là thiết kế của con chuột này vẫn bị ảnh hưởng từ 5 năm ra mắt.
Logitech G502 HERO tương đối lớn hơn và nặng hơn so với các đối thủ khác, và tôi nghĩ rằng Logitech cũng như các công ty sản xuất chuột khác đã hoàn toàn vượt qua thiết kế của nó trong những năm kể từ khi nó được phát hành lần đầu tiên. Nhưng nó vẫn là một con chuột chơi game tuyệt vời với các tính năng mà ít đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp, và với một cảm biến mới tốt nhất của Logitech được trang bị hiện tại, sẽ giữ cho G502 cạnh tranh với bất cứ điều gì phát hành trong năm năm tới. Nó vẫn là lựa chọn tốt nhất cho một con chuột chơi game lớn và nặng.
G502 HERO nặng 121g, bổ sung thêm 18g với 5 quả tạ để thay đổi trọng lượng chuột theo cách sử dụng. G502 HERO cho cảm giác cầm rất chắc chắn: một chút trọng lượng đó đến từ bánh xe cuộn bằng kim loại, đó là một cảm giác cuộn trơn tru và thỏa mãn tuyệt vời dưới ngón tay của bạn, thật khó để quay lại bất kỳ con chuột nào khác khi bạn đã sử dụng nó. Dưới bánh xe cuộn này là một nút chuyển chế độ cuộn, giúp bạn lướt qua một tài liệu 100 trang trong nháy mắt và cũng như lý tưởng hơn cho việc thay đổi vũ khí trong game FPS. Bánh xe cuộn này cũng có hai nút khi bạn đẩy qua trái-phải, một tính năng hiếm hoi ở các con chuột hiện tại, và tôi thích nó. Thật tế trong một trận đấu, nếu bạn có được nhiều sự hỗ trợ và bạn tận dụng được hết chúng thì bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn đối thủ của mình.
Tôi thường có đề nghị những con chuột nhẹ hơn, đặc biệt là cho người chơi FPS, bởi sẽ dễ dàng để lướt hơn và chỉ cần sử dụng ít lực tác động cho những pha giật và nhấp chuột thật nhanh. Ngay cả sự chênh lệch khác biệt chỉ 10 gram cũng rất đáng chú ý, đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài. Và mặc dù với trọng lượng khá nặng của mình, việc di chuyển G502 HERO lại không hề nặng nề chút nào, rất linh hoạt và thoải mái, nhưng tôi cũng không hoàn toàn cảm thấy nó biến mất trong lòng bàn tay mình, vẫn có chút hơi gượng.
Với các đường gờ nổi, G502 là lý tưởng cho kiểu sử dụng palm grip, tương tự những con chuột Logitech cổ điển như G500. Các nút bấm trái và phải thiết kế đường dốc và đường viền nghiêng, có nghĩa là chuột không phù hợp với nhiều loại lòng bàn tay khác nhau. Con chuột này rõ ràng muốn bạn giữ cho ngón tay nằm phẳng trong những rãnh được thiết kế sẵn, do đó, bạn không thể cầm chuột theo cách tự nhiên mà phải theo khuôn của nó.
Có một điều bất đối xứng lạ lùng trong thiết kế của G502 HERO, hơi không đối xứng khi nút nhấp chuột trái được lõm, khuyết vào trong để giữ ngón tay của bạn, trong khi nút chuột phải lại được làm lồi và trượt sang phải. Và đôi khi sử dụng, tôi cảm thấy như ngón tay của mình đang trượt khỏi cạnh của nút chuột phải này. Một phần nguyên nhân cũng là do nút chuột trái tương đối hẹp so với hầu hết các con chuột khác, và điều này cũng thường khiến tôi vô tình bấm vào một trong hai nút nhỏ hơn bên góc trái của chuột mà Logitech thêm vào.
Hai nút này được làm lồi ra nên đơn giản là quá dễ dàng để nhấn, và chúng có chức năng mặc định là một bộ chuyển đổi DPI. Trong tuần đầu sử dụng, đã nhiều lần tôi đưa con trỏ của mình bay ngang qua màn hình do vô tình nhấn DPI+ thay vì nhấp chuột trái.
Có rất nhiều giải pháp cho vấn đề này: cấu hình lại nút, vô hiệu hóa hoàn toàn, hoặc đơn giản là dành đủ thời gian để rèn luyện cơ bắp ngón tay để tránh bấm nhầm. Nhưng trừ khi bạn thực sự cảm thấy bạn cần thêm hai nút bên cạnh ngón trỏ này, các nút này dường như có nhiều khả năng gây ra sự nhầm lẫn hơn bất cứ điều gì. Chúng là thứ kém yêu thích nhất của tôi trong thiết kế của G502 HERO.
Mặt khác, các rãnh ngón tay cái ở phía bên trái của chuột là rất tốt, với hai nút bấm lớn, độc đáo, dễ bấm bằng cách lắc ngón tay cái lên trên. Chúng được định vị một cách thông minh để dễ dàng nhấn nhưng tránh các tình huống nhấn nhầm và cho phép bạn nắm chặt chuột. G502 HERO cũng có nút "sniper - bắn tỉa" (hay còn gọi là DPI shift) ở đầu ngón cái, mà bạn có thể cấu hình lại bất cứ chức năng nào, nhưng theo mặc định khi nhấn giữ là để tạm thời hạ thấp DPI của bạn để nhắm mục tiêu chính xác. Tôi nghĩ rằng nút bắn tỉa là một phần dư thừa khác, nhưng nó không cản trở nếu bạn không sử dụng nó.
Việc chỉnh sửa nút và DPI được thực hiện thật dễ dàng với G502 HERO nhờ phần mềm G Hub mới cập nhật của Logitech, nó đẹp hơn và nhẹ hơn so với tiện ích điều khiển trước đó. Mặc dù không có nhiều tính năng như một số trình điều khiển chuột khác, nhưng nó vẫn gây ăn tượng bởi sự cân bằng giữa chức năng và sự đơn giản.
Hệ thống chiếu sáng RGB có thể điều chỉnh cho phép bạn chọn từ khoảng 16,8 triệu màu. Phần mềm Logitech Gaming Software cho phép chọn màu ánh sáng và độ sáng phù hợp với phong cách, hệ thống và môi trường xung quanh. Bạn cũng có thể thiết lập ánh sáng về chế độ ngủ khi bạn không sử dụng hệ thống. Phần mềm này cũng cho phép bạn đồng bộ hóa các kiểu chiếu sáng và hiệu ứng với các thiết bị Logitech G khác để thiết bị của bạn có thể chiếu sáng tương tự và mang thiết lập trò chơi của bạn với kiểu chiếu sáng bật/tắt theo chu kỳ.
Về hiệu suất, G502 HERO đã tốt hơn so với trước đây, nhờ vào cảm biến 16.000 DPI Hero mới của Logitech, vốn cũng được sử dụng trong những con chuột chơi game cao cấp. Theo thông tin từ Logitech, HERO 16K là cảm biến chơi game chính xác nhất từ trước tới nay của hãng với độ chính xác thế hệ tiếp theo và cấu trúc toàn diện. Với khả năng xử lý tốc độ khung hình nhanh nhất, HERO 16K có khả năng tạo ra 400+ IPS, 100 - 16,000 DPI, và làm mịn, lọc hay tăng tốc trên toàn bộ dải DPI. HERO 16K đạt được độ chính xác cấp độ thi đấu và độ nhạy ổn định nhất từ trước tới nay. Nhưng đối với hầu hết mọi người, sẽ rất khó để phát hiện bất kỳ sự khác biệt nào giữa cảm biến Hero và PMW3366 của G502 cũ hơn, thực hiện gần như hoàn hảo tới 12.000 DPI.
Rõ ràng, việc không thay đổi thiết kế thể hiện rằng Logitech vẫn không muốn thay đổi, mở rộng đối tượng người dùng cho sản phẩm này, đó là những người đam mê công nghệ, những người hướng đến chuyên nghiệp; thích cái gì đó phức tạp, cầu kỳ hơn. Đối với hầu hết mọi người, việc nâng cấp lên cảm biến Hero sẽ không được chú ý, và điều này chỉ để biện minh cho giá của G502 tăng cao hơn một chút. Nhưng nếu bạn là fan của G502 thì đây là phiên bản tốt nhất của con chuột này bạn có thể mua hiện tại.