Sau nhiều ngày được cả cộng đồng mong đợi, bo mạch chủ X570 đã chính thức xuất hiện. Trong số những bo mạch chủ xuất hiện tại Computex 2019 vừa qua. Dàn bo mạch chủ X570 đến từ Gigabyte/Aorus là một trong những “cực phẩm” được đánh giá rất cao trong thời gian vừa qua và đem lại hi vọng cho các game thủ cũng như người làm nội dung có thêm sự lựa chọn về cấu hình cao cấp cho người dùng.
Kể từ khi ra mắt bo mạch chipset Z390, Aorus đã thay đổi cách đặt tên và phân cấp sản phẩm để tạo thêm dấu ấn với người dùng. Thị trường biết đến những cái tên như Elite, Ultra, Master, Extreme thay vì Gaming 3 5 7 9 như trước kia. Trong đó mã Master được dùng để thuần phục những chú khủng long cao cấp như Ryzen 7 và Ryzen 9 3000 series.
Nếu AMD cho phép người dùng Ryzen 3000 series có thể sử dụng các bo mạch chủ có chipset cũ hơn để sử dụng cho CPU của mình ví dụ như X370, X470 vậy thì chipset X570 có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tôi đập hộp X570 Aorus Master để có một cái nhìn rõ ràng hơn.
Theo thời gian, ngôn ngữ thiết kế của các sản phẩm công nghệ có nhiều sự cải tiến và thay đổi. Trường hợp của X570 khi so sánh với các thế hệ cũ cũng không phải là ngoại lệ. X570 Aorus
Master trông dữ dằn, đồ sộ và hợp thời hơn những phiên bản cũ. Đây là một bản phối đẹp tuyệt giữa những khối màu đen lầm lì cùng những chi tiết kim loại tăng thêm vẻ hào nhoáng và tăng thêm độ sang trọng cho bo mạch chủ.
Mặt sau thì lại là một backplate khá ngầu và chắc chắn dành cho bo mạch chủ giúp chúng trở nên “chất” và cứng cáp hơn.
Như đã nói ở phần trước, định vị thị trường của X570 Aorus Master là dòng bo mạch chủ thực sự cao cấp và mạnh dành cho những CPU mạnh mẽ. Bởi vậy không có gì khó hiểu khi mạch VRM của X570 Aorus Master được trang bị lên đến 14 phase nguồn kĩ thuật số của Infineon với khả năng cung cấp lên đến 70A mỗi phase. Trong khi X470 Aorus Gaming 7 mạnh mẽ nhất cũng chỉ có 10+2 phase mà thôi.
Mạch VRM tiếp tục được làm mát bởi hệ thống tản nhiệt được tạo thành bởi các lá nhôm và ống đồng chứ không chỉ là các phiến tản thường thấy trên các bo mạch chủ khác. Điều này cũng chứng tỏ lượng nhiệt tạo ra trên mạch VRM cũng không phải là nhỏ.
Cũng như những chiếc bo mạch chủ khác, tản nhiệt chipset luôn được chú ý rất nhiều. Và điểm nổi bật nhất không phải là sự hoành tráng của phần heatsink mà là ẩn dưới phiến tản này là một mini fan chịu trách nhiệm làm mát cho cả cụm chipset.
Một trong những lý do làm nên sự đắt giá của X570 Aorus Master là toàn bộ khe cắm được gia cố bằng kim loại. Bao gồm khe RAM, khe M.2, khe PCIe. Tất cả đều được trang bị giáp trụ không thiết khe nào.
Nhắc đến các khe mở rộng PCIe và M.2 thì điểm nâng cấp rõ ràng nhất của X570 so với các chipset cũ là nhờ có việc áp dụng PCIe 4.0 để đem lại nhiều băng thông hơn, giải phóng giới hạn giao tiếp tạo điều kiện cho hệ thống phần cứng có thể phát triển xa hơn. Bằng chứng là đã có rất nhiều phần cứng sẵn sàng cho PCIe 4.0 như SSD Aorus cả phiên bản M.2 lẫn AIC hay phải nhắc đến chiếc card đồ họa AMD vừa cho ra mắt trong thời gian vừa qua mang tên RX5700 và RX5700XT. Đặc biệt cả 3 khe M.2 trên X570 Aorus Master đều hỗ trợ PCIe Gen4. Bởi vậy dù có sử dụng full cả 3 khe thì bạn vẫn đạt được tốc độ như mong muốn
Check sang trái 1 chút là khu vực âm thanh. Vẫn như thường lệ X570 Aorus Master cầu kì kết hợp tụ vàng nichicon và tụ đỏ WIMA dành riêng cho các aplifier âm thanh cao cấp. Ở khu vưc phía sau chúng ta lại thấy các lỗ jack kết nối với thiết bị âm thành đều đc mạ vàng chỗng nhiễu ở đầu. Tuy đây không phải là một thiết bị nghe nhìn nhưng cách mà Aorus làm cho nó trở nên mĩ miều và hoàn hảo hơn thực sự là đáng để khen ngợi.
Cụm I/O phía sau bo mạch chủ cũng thể hiện đẳng cấp của một bo mạch chủ đắt tiền với 10 cổng USB, 2 cổng LAN trong đó có 1 cổng 2.5Gigabit tốc độ cao. Kèm theo đó là cum card wifi + antenna cực xịn hỗ trợ chuẩn Wifi 6.
Chưa rõ mức giá của chiếc bo mạch chủ này, nhưng nếu phải so sánh về giá với Z390 Aorus Master thì X570 Aorus Master với những tính năng hoàn toàn mới thì bo mạch chủ này sẽ không thể thấp dưới 10 triệu đồng.