Đây chính là thứ đã "giết chết" Nokia

Nokia từng là nhà sản xuất đứng đầu trên thị trường điện thoại di động, nhưng những bước đi sai lầm trong việc lựa chọn Windows Phone đã kiến công ty liên tục tụt dốc.

Sau khi phải bán mình cho Microsoft, bộ phận di động của Nokia tiếp tục được chuyển giao cho HMD Global và hiện đang đối diện với nguy cơ bị công ty này từ bỏ khi sử dụng thương hiệu điện thoại riêng. Nhưng tất cả điều đó sẽ không xảy ra nếu Nokia không chọn đi theo Windows Phone của Microsoft.

Tại sao Microsoft tạo ra Windows Phone?

Một loạt hệ điều hành đã được tạo ra nhằm cạnh tranh với các nền tảng đang phát triển và phổ biến Android và iOS, có thể kể đến những cái tên như BlackBerry OS, WebOS, và cả Bada của Samsung. Microsoft cũng gia nhập bằng một nền tảng hoàn toàn mới Windows Phone để thay thế cho Windows Mobile trước đó.

Thành thật mà nói, Windows Phone có giao diện người dùng rất hứa hẹn với các gạch thay vì biểu tượng trông khá thú vị, đặc biệt là các Live Tiles tự động thay đổi màu sắc và thậm chí chuyển thành hình ảnh. Đó là một cái nhìn khá mới so với hệ thống biểu tượng quen thuộc trên các nền tảng khác.

Mục tiêu chính của Windows Phone là tích hợp vào hệ sinh thái Windows PC hiện có với thị phần rất lớn. Ý tưởng này hay nhưng hóa ra Microsoft lại thất bại. Nguyên nhân chính có thể bắt nguồn từ sự kiêu ngạo và sao chép từ Apple. Rất nhiều người người tiêu dùng trung thành với Apple, và Microsoft rõ ràng cũng muốn tạo ra điều tương tự, nơi họ cũng có lợi thế trên thị trường PC.

Vì sao Windows Phone thất bại?

Sai lầm đầu tiên mà Microsoft mắc phải là một loạt hạn chế. Vào thời điểm đó, công ty đã lên lịch với 5 nhà sản xuất mà họ đã ký hợp đồng để sản xuất các thiết bị chạy hệ điều hành mới. Nhiều hạn chế, dẫn đầu bởi chính Microsoft, là trở ngại chính để các nhà sản xuất thể hiện sự sáng tạo của mình, vì vậy tất cả các điện thoại trên thực tế đều giống nhau, ít nhất là về mặt phần mềm. Sự khác biệt duy nhất là thiết kế vỏ.

Đây chính là thứ đã

Mọi người ở Microsoft nghĩ rằng họ đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ hệ sinh thái và đưa ra các điều kiện cho các công ty khác. Đó rõ ràng là một suy nghĩ kém cỏi của một người có ít kiến thức cơ bản nhất về điều kiện thị trường. Apple có thể kiểm soát hệ sinh thái của mình vì đây là một công ty, trong khi Microsoft lại muốn tạo ra hệ sinh thái khép kín với 5 công ty?

Không mất nhiều thời gian, từng nhà sản xuất lần lượt từ bỏ Windows Phone và chuyển sang Android dựa trên nền tảng nguồn mở. Đây rõ ràng là một ý tưởng khôn ngoan hơn là nghe những cơn giận dữ của Steve Ballmer - CEO Microsoft thời đó.

Windows Phone cũng giết chết Nokia

Sau khi kết luận Windows Phone sẽ không thể tồn tại trong cuộc chơi, Microsoft đã nới lỏng các hạn chế bằng những yêu cầu linh hoạt hơn. Nhưng mọi thứ đã quá muộn khi Windows Phone thậm chí không thể đạt được 2% thị phần toàn cầu và đã đến lúc phải có một chiến lược mới.

Sau đó, họ lại nảy ra ý tưởng trở thành Apple thứ hai nên bắt đầu sản xuất điện thoại của riêng mình. Vấn đề duy nhất là Microsoft không có dây chuyền sản xuất nào, cũng không có đối tác chiến lược nào giúp hãng hiện thực hóa dự án. Phần còn lại của câu chuyện được biết đến với tên gọi “câu chuyện Nokia”.

Đây chính là thứ đã

Nokia cũng "chết" theo Windows Phone.

Đầu tiên, họ đưa người quản lý của mình là Stephen Elop vào ban lãnh đạo Nokia. Khi giá trị Nokia sụt giảm do các sai lầm liên tiếp cũng là lúc thời cơ mua lại Nokia của Microsoft diễn ra, cho phép công ty bắt đầu với ước mơ riêng. Họ sản xuất điện thoại với hệ điều hành riêng, hệ điều hành này tích hợp thành công vào hệ sinh thái Windows cho PC hiện có.

Nhiều năm sau, thị trường rõ ràng không quan tâm đến kế hoạch của Microsft và thị phần vẫn không thể đạt tới dù chỉ 3%. Ở giai đoạn đó, một số người ở Microsoft kết luận rằng họ đã làm sai điều gì đó, nhưng ban lãnh đạo công ty lại kiêu ngạo đến mức đơn giản là họ không muốn thừa nhận sai lầm của mình. Các nhà phát triển của Microsoft đã từ bỏ sau đó và hệ điều hành lừng danh một thời bắt đầu mất đà. Các bản cập nhật và bản vá lỗi phần mềm thường bị quá hạn, điều này khiến người tiêu dùng tiềm năng ngày càng mất sự quan tâm. Cuối cùng, vào năm 2016, Microsoft đã quyết định chấm dứt vĩnh viễn dự án Windows Phone.