Dự án “Đập Tam Hiệp trong không gian” của Trung Quốc như "câu chuyện viễn tưởng"

Trung Quốc vừa công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng các nhà máy điện mặt trời trên không gian.

Kế hoạch của Trung Quốc nhằm sử dụng tên lửa siêu nặng để đưa các thiết bị lên quỹ đạo. Dự án này được ví như “Đập Tam Hiệp trên không gian” đã được nhà khoa học cấp cao Long Lehao phác thảo trong một báo cáo trên tờ South China Morning Post (SCMP).

Được gọi là “Dự án Manhattan” của ngành năng lượng, mục tiêu của dự án là thu thập năng lượng mặt trời từ quỹ đạo Trái Đất và truyền tải xuống mặt đất, từ đó cung cấp nguồn điện mặt trời liên tục. Các trạm năng lượng mặt trời này sẽ hoạt động hiệu quả hơn bởi không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ ngày-đêm hay điều kiện thời tiết.

Long Lehao nhấn mạnh trong tuyên bố về dự án rằng: “Chúng tôi đang thực hiện dự án này ngay bây giờ. Nó quan trọng như việc di chuyển Đập Tam Hiệp lên quỹ đạo địa tĩnh cách Trái Đất 36.000Km”.

Được biết, trong một bài giảng tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) vào tháng 10 năm ngoái, Lehao cho biết dự án sẽ bao gồm việc lắp đặt một mảng năng lượng mặt trời rộng 1Km dọc theo quỹ đạo địa tĩnh. Năng lượng thu thập được trong một năm sẽ tương đương với toàn bộ lượng dầu có thể khai thác từ Trái Đất. Bài phát biểu của ông đã được công bố vào ngày 28/12/2024.

Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới.

Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, để thực hiện dự án điện mặt trời trên không gian như Đập Tam Hiệp không phải là chuyện đơn giản. Đập Tam Hiệp, nằm trên sông Dương Tử, là dự án thủy điện lớn nhất thế giới có khả năng sản xuất khoảng 100 tỷ kWh điện mỗi năm. Vì vậy, Trung Quốc cần có những tiến bộ đáng kể trong công nghệ tên lửa đẩy hạng nặng và các công nghệ mới để truyền năng lượng từ không gian xuống mặt đất.

Một trong những phương tiện mà Trung Quốc có thể sử dụng cho dự án là tên lửa Long March-9 (CZ-9) do nhóm của Long phát triển. Tên lửa này có lực đẩy khoảng 6.000 tấn và trọng lượng cất cánh hơn 4.000 tấn, có khả năng vận chuyển tới 150 tấn lên quỹ đạo Trái Đất thấp. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2022, Long cho biết tên lửa CZ-9 có đường kính 10,6 mét và chiều cao 110 mét, với một trong những ứng dụng chính là xây dựng các trạm điện mặt trời trên không gian.

Tên lửa CZ-9 là một phần trong kế hoạch hiện thực hóa

Tên lửa CZ-9 là một phần trong kế hoạch hiện thực hóa "Đập Tam Hiệp trong không gian" của Trung Quốc.

Ngoài ra, các công nghệ khác cho các trạm điện mặt trời trên không gian cũng đang được phát triển, bao gồm trạm điện mặt trời thử nghiệm đầu tiên ở Bishan (Singapore) và hệ thống xác minh mặt đất hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới cho các trạm điện mặt trời trên không gian. Dự án này hứa hẹn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong việc khai thác năng lượng tái tạo.