Để mở đầu cho cả câu truyện dài, hãy tới với biến cố khiến nhiều người phải ngỡ ngàng khi CEO của Intel ông Brian Krzanich đột ngột từ chức ngay trong hoàn cảnh ông lớn này đang rối bời bởi những chiến lược kinh doanh của mình. Lý do được đưa ra cho sự ra đi đột ngột của vị CEO này có liên quan đến một cuộc điều tra về mối quan hệ của ông với một nhân viên Intel trong quá khứ. Với 35 năm công tác và cống hiến trên phương diện quản lí của Intel sẽ thật khó để ngay lập tức kiếm người có đủ khả năng thay thế Brian Krzanich nhưng hội đồng quản trị đã chấp thuận đơn từ chức của ông.
Mảng kinh doanh cốt lõi gặp nhiều vấn đề
Như KenhTinGame đã từng đưa tin trước đây, Intel mảng kinh doanh CPU của Intel nhiều khả năng sẽ vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt vào năm 2019 với viễn cảnh cực tồi tệ khi sức ép từ AMD và Qualcomm siết chặt hơn bao giờ hết nhất là khi Qualcomm đang dần lấn sân sang thị trường PC. Cùng với đó là nguy cơ đánh mất khách hàng thân thiết Apple khiến viễn cảnh kinh doanh của Intel trở nên u ám.
Nhưng mọi chuyện chưa dừng ở đó, điều thực sự khiến nhiều người lo ngại cho tương lai của Intel nằm ở tiến trình ra mắt sản phẩm mới của hãng này liên tục trễ hẹn. Điều này trái ngược hẳn với triết lí kinh doanh của hãng từ trước đến giờ đó là “ra mắt nhanh hơn với các chip nhỏ hơn đầy đủ tính năng hơn các đối thủ”. Trong khi Intel vẫn đang loay hoay ở 10nm thì AMD với Ryzen và 7nm đã có dấu hiệu bắt kịp công nghệ.
Cần phải nói thêm rằng, từ nhiều năm nay, bài toán ngăn chặn lỗ hổng bảo mật Spectre để không bị phát hiện đã khiến Intel trì trệ trong tiến độ sản xuất. Hệ quả tất yếu là cả bánh xe khổng lồ bị chững lại trong khi Intel không thể chi tiền cho các đối tác sản xuất PC để sử dụng sản phẩm của họ được nữa.
Rối bời trong quá nhiều dự án dài hơi
Có thể thấy trong thời gian sắp tới, Intel có dự định đầu tư mạnh cho mảng GPU bằng việc mời Raja Koduri - một trong những kĩ sư huyền thoại với những tác phẩm bậc thầy dành cho làng GPU thế giới, ông từng làm việc tại các dự án của Apple và AMD. Trong thời gian sắp tới, ngoài việc phát triển các mẫu GPU giúp Intel ra mắt dòng card đồ họa đầu tiên của mình, Raja Koduri cũng sẽ hỗ trợ phát triển những dự án về AI và trí tuệ nhân tạo do công nghệ GPU mang lại.
Những nỗ lực trên đồng thời với việc liên tục ra mắt các sản phẩm dựa trên vi xử lí Intel như đồng hồ thông minh, drone, xe tự lái,... cho thấy tham vọng muốn hoàn thành một hệ sinh thái hoàn hảo cho những sản phẩm của hãng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì 85% doanh thu hiện tại của Intel vẫn phụ thuộc vào những chiếc máy chủ và các PC được bán ra trên thị trường. Không thể nói chính xác tham vọng của Intel là đúng hay sai nhưng trong bối cảnh còn tồn đọng quá nhiều khó khăn lựa chọn phát triển quá nhiều dự án dài hơi chắc chắn không phải là một nước cờ khôn ngoan.
Từ những bước xảy chân đầy đau đớn
Một trong những bước ngã lớn nhất của Intel đó chính là việc để bị hất cẳng ra khỏi thị trường smartphone trong ê chề. Với sự thất bại của các bộ vi xử lý Atom, Intel đã phải sa thải hàng nghìn nhân viên. Cùng với đó là Intel buộc phải kí các hợp đồng sản xuất các chip ARM trong nhà máy của chính mình.
Đến những bước đi in dấu người khổng lồ...
Không cần phải đọc Game8, Intel thừa hiểu việc họ bị bỏ lại phía sau AMD và NVIDA trong công nghệ phát triển GPU vốn rất tiềm năng khi hãng này muốn đánh vào thị phần trí thông minh nhân tạo. Với nguồn lực tài chính dồi dào, ngay khi có cơ hội Intel đã thâu tóm startup về ngôn ngữ máy móc Nervana Systems – startup này tỏ ra khá triển vọng với những chiếc drone thông minh của DJI, xe tự lái Mobileye,... với mức đầu tư từ Intel lên đến 1 tỷ USD.
Hãng này cũng đã có những thành tựu nhất định với bộ xử lý Neural Network Processor (NNP) được thiết kế nhằm giảm thời gian “học tập” của các AI xuống 100 lần với dự kiến thực nghiệm vào 2020. Tuy nhiên, Intel vẫn cần phải nỗ lực rất nhiều nếu muốn đảm bảo vị thế cũng như thị trường của mình.