Không giống với các thế hệ mạng không dây trước đây, mạng 5G có băng tần và thiết kế phức tạp hơn nhiều. Điều này cũng sẽ làm kết nối giữa bộ xử lý và modem trên smartphone trở nên phức tạp hơn, có thể gây nên các vấn đề về kết nối, đặc biệt đối với các ứng dụng cần đến kết nối trực tuyến.
Điều này là lý do vì sao hầu hết các thương hiệu smartphone trên thế giới đều sử dụng các bộ xử lý và modem 5G từ một nhà cung cấp, để đảm bảo tính liền mạch, xuyên suốt trong các kết nối này.
Kết nối liền mạch giữa modem 5G và bộ xử lý
Nhưng điều này khó có thể trở thành vấn đề đối với dòng flagship sắp ra mắt của Samsung, Galaxy S21. Không chỉ là nhà sản xuất chip nhớ và smartphone hàng đầu thế giới, Samsung cũng là một trong số các ông lớn trên thế giới về công nghệ viễn thông và là một trong các hãng đóng góp cho việc hình thành nên các tiêu chuẩn 5G hiện tại.
Hơn thế nữa, Samsung cũng là một trong số ít các thương hiệu smartphone lớn trên thế giới, nhờ vào công nghệ thiết kế và chế tạo chip của mình, có thể tự sản xuất được cả bộ xử lý và modem kết nối mạng trên smartphone.
Kết hợp liền mạch hai thành phần quan trọng này trên smartphone sẽ là một trong các ưu thế lớn nhất của Galaxy S21 nhằm gia tăng trải nghiệm người dùng. Làm chủ cả bộ xử lý và modem kết nối mạng sẽ giúp Galaxy S21 có duy trì được tốc độ kết nối cao xuyên suốt khi người dùng đang tận hưởng các bộ phim trực tuyến hoặc chơi game online, mà không gặp phải sự cố mất kết nối nào.
Wifi 6E - Khởi đầu của Wifi 6GHz
Là một trong những người đi đầu trong công nghệ viễn thông thế giới, Galaxy S21 còn được thừa hưởng một công nghệ kết nối mới, có thể trở thành tiêu chuẩn trên thế giới trong tương lai: Wifi 6E – một kết nối cao cấp mới chỉ xuất hiện trong các dòng flagship gần đây của Samsung.
Khi kết nối Wifi đã trở nên quá phổ biến trên thế giới cũng như xung quanh chúng ta, nó lại làm nẩy sinh một vấn đề. Khi có quá nhiều kết nối wifi trong khu vực xung quanh bạn, nó có thể làm kết nối wifi của bạn trở nên chậm hơn và kém tin cậy hơn. Điều đó đơn giản là vì có quá nhiều tín hiệu kết nối không dây trên cùng một băng tần đang tranh giành nhau để được kết nối tới thiết bị của bạn. Bên cạnh đó, việc có quá nhiều thiết bị kết nối tới cùng một wifi cũng sẽ gây nghẽn kết nối, có thể làm một số thiết bị bị mất kết nối tới wifi đó hoặc trở nên kém tin cậy hơn.
Các vấn đề có nguồn gốc từ băng tần và băng thông hẹp của chuẩn Wifi 2,4GHz hiện tại. Cho dù chuẩn Wifi 5GHz đã ra đời và bắt đầu xuất hiện trên một số thiết bị đầu cuối, nhưng với nhu cầu kết nối không dây ngày càng cao của người dùng, Wifi 5GHz đã không còn là lựa chọn tối ưu. Đó là lúc cần đến Wifi 6GHz với băng thông và băng tần lớn hơn cùng với độ trễ thấp hơn nhiều lần.
Wifi 6E chính là khởi đầu của các Wifi với băng tần 6GHz này. Với băng thông đến 1.200MHz, Wifi 6GHz có thể cung cấp không gian kết nối rộng gấp 4 lần so với Wifi truyền thống. Cho dù băng thông và tốc độ lớn hơn cũng có nghĩa là phạm vi kết nối hẹp hơn, nhưng Wifi 6E sẽ đặc biệt hữu dụng trong vai trò thay thế kết nối bằng dây trong phòng, bao gồm cả các ứng dụng ngốn băng thông như AR/VR hoặc cloud gaming.
Các ưu điểm và tính năng của Wifi 6E khiến tiềm năng của nó được các nhà phân tích kỳ vọng cao. Phil Solis, nhà phân tích của IDC, dự báo sẽ có khoảng 316 triệu thiết bị xuất xưởng trong năm 2021 hỗ trợ Wifi 6E. Đầu tiên là smartphone và sau đó, xu hướng này sẽ lan rộng sang tablet và TV vào năm 2022.
Với Samsung, một nhà sản xuất hàng đầu các Smart TV cũng như các thiết bị viễn thông, trang bị Wifi 6E cho Galaxy S21 cũng sẽ giúp người dùng kết nối dễ dàng, xuyên suốt với các thiết bị giải trí khác trong hệ sinh thái mà thậm chí không cần đến cáp nối.
Là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về thiết bị viễn thông, Samsung đang mang các công nghệ kết nối không dây hàng đầu lên Galaxy S21, flagship đầu tiên của họ trong năm 2021. Không phải tốc độ bộ xử lý hay camera trên thiết bị, chính các công nghệ kết nối này mới là điểm "ăn tiền" của Galaxy S21 khi giúp nâng tầm trải nghiệm người dùng trong thế giới kết nối không dây.