Hàng nghìn ứng dụng độc hại bị “tiêu diệt” trong chiến dịch mới của Trung Quốc

Kể từ đầu năm, hàng nghìn ứng dụng và trang web độc hại đã bị đưa vào danh sách đen của Trung Quốc.

Theo TechRadar, cơ quan giám sát internet của Trung Quốc, Cyberspace Administration of China (CAC), đã thực hiện đóng cửa hàng nghìn ứng dụng độc hại bị phát hiện mạo danh các thương hiệu lớn và cơ quan chính phủ và lừa đảo người dùng.

“Kể từ đầu năm nay, trung tâm chống gian lận (Anti-Fraud Center) của CAC đã điều tra và truy quét 42.000 ứng dụng giả mạo”, tổ chức này cho biết trong thông báo của mình. Nâng tổng số ứng dụng bị cấm lên 514.000, trong khi đó số trang web bị chặn hiện đã vượt quá 3,8 triệu, The Register báo cáo.

Hàng nghìn ứng dụng độc hại bị “tiêu diệt” trong chiến dịch mới của Trung Quốc - 1
Hàng nghìn ứng dụng độc hại bị “tiêu diệt” trong chiến dịch mới của Trung Quốc - 2

Trong phần lớn các trường hợp, kẻ gian đã mạo danh các thương hiệu lớn, chẳng hạn như JD. Đôi khi, các ứng dụng sẽ lôi kéo nạn nhân mua sản phẩm với giá rẻ hơn ở những nơi khác và có những lúc chúng sẽ quảng cáo những cơ hội đầu tư đầy triển vọng. Trong các trường hợp khác, chúng chỉ lây nhiễm phần mềm độc hại cho nạn nhân.

Tuy nhiên, sau tất cả các phương thức, kết quả cuối cùng vẫn là nạn nhân bị mất tiền. CAC cho biết các cá nhân đã bị mất từ 1.500 đến 60.000 USD vì mắc bẫy của kẻ gian.

Theo báo cáo của The Register, chính phủ Trung Quốc rất nghiêm khắc đối với tội phạm và tham nhũng, nhưng điều này không ngăn được kẻ gian tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp. Trong tất cả các hình thức lừa đảo khác nhau, hình thức thực hiện qua điện thoại và email là phổ biến nhất.

Chẳng hạn như vào năm 2019, người ta phát hiện ra rằng ứng dụng Android phổ biến VidMate của Trung Quốc đang âm thầm chiếm đoạt smartphone để khai thác dữ liệu, gây ra các khoản phí phát sinh và thu thập thông tin cá nhân. Ứng dụng này đã có hơn 500 triệu lượt tải xuống.

Phần mềm độc hại được giấu trong ứng dụng thường phân phối quảng cáo độc hại, cài đặt ứng dụng đáng ngờ một cách trái phép và thu thập dữ liệu của người dùng. Hơn nữa, nó còn “ngốn” hết dung lượng dữ liệu của người dùng, dẫn đến phát sinh các khoản phí không mong muốn.