Dưới đây là một số thuộc tính màn hình mà người dùng nên ưu tiên đảm bảo có mặt trên smartphone để trải nghiệm sử dụng sẽ không cảm thấy khó chịu, ít nhất trong vài năm nữa.
Tốc độ làm mới cao
Các tấm nền có tốc độ làm mới cao đã xuất hiện trên điện thoại khi Razer ra mắt smartphone đầu tiên vào năm 2017. Kể từ đó, các tấm nền tốc độ làm mới cao xuất hiện nhiều hơn, thậm chí màn hình LTPO có thể chuyển đổi tự động từ 0 Hz đến 120 Hz.
Nhưng tại sao tốc độ làm mới cao lại là điều bắt buộc? Đó là vì nó sẽ khiến smartphone có thể xử lý gần như ngay lập tức từ các thao tác chạm, cải thiện trải nghiệm người dùng để tương tác mượt mà, loại bỏ tình trạng giật,… Vì vậy, cho dù là lướt Instagram hay chơi game di động, màn hình tốc độ làm mới cao sẽ giúp trải nghiệm hấp dẫn hơn. Nếu đó là smartphone sử dụng công nghệ LTPO, thời lượng pin cũng tốt hơn.
Độ sáng trung bình
Đây là thông số mà hầu hết các nhà sản xuất smartphone có xu hướng bỏ qua để ưu tiên các con số “độ sáng cực đại”, điều thường ghi lại ở môi trường mà không phải ai cũng sử dụng trong thực tế. Ví dụ, Pixel 9 có độ sáng tối đa là 2700 nits, nhưng Google chú thích rằng nó được đo ở tỷ lệ trên pixel là 5%, nghĩa là chỉ một phần nhỏ màn hình cho độ sáng này. Các độ sáng trung bình thường không được cung cấp.
Các báo cáo và đánh giá riêng lẻ từ các nguồn đáng tin cậy thường là lựa chọn để người dùng hiểu rõ hơn về hiệu suất độ sáng của smartphone, vì vậy hãy chú ý đến những con số này trước khi quyết định mua sắm. Theo kinh nghiệm, bất kỳ thiết bị nào có độ sáng trung bình trên 800 nits đều có thể dễ dàng xem ngoài trời và không gây khó chịu.
Công nghệ kính bảo vệ màn hình
Khi mua smartphone, người dùng sẽ tập trung vào việc đảm bảo thiết bị có kính Corning Gorilla Glass hoặc Asahi Glass, vốn đã xây dựng được danh tiếng và có sẵn trên hầu hết smartphone. Trong hầu hết trường hợp, smartphone không có kính Corning Gorilla Glass thì có khả năng sử dụng kính từ Asahi.
Gorilla Glass từ Corning được sử dụng rất phổ biến trên smartphone.
Khi phải lựa chọn giữa Gorilla Glass của Corning và Dragontrail của Asahi, loại từ Corning thường ưu tiên hơn vì khả năng bảo vệ rơi tốt hơn. Ví dụ Gorilla Glass Victus 2 có trên hầu hết smartphone hàng đầu được hứa hẹn có thể chịu được độ rơi lên đến 3 mét vào bê tông. Còn của Asahi hứa hẹn chống trầy xước tốt hơn so với bảo vệ khi rơi.
Mọi thứ sẽ đơn giản hơn nhiều nếu người dùng mua iPhone. Tất cả các mẫu máy từ iPhone 12 đều có Ceramic Shield do Apple và Corning đồng phát triển - một vật liệu gia cường bằng gốm hứa hẹn độ bền chống rơi và trầy xước, giống như các sản phẩm khác của Corning.
Tỷ lệ lấy mẫu cảm ứng cao, đặc biệt là game thủ
Đây là tần suất mà màn hình điện thoại ghi lại các tương tác chạm màn hình của người dùng. Tốc độ lấy mẫu càng cao, màn hình càng nhạy. Mặc dù thuộc tính này cũng được đo bằng hertz (Hz), có những khác biệt chính giữa tốc độ làm mới và tốc độ lấy mẫu cảm ứng, vì vậy hãy đảm bảo rằng bản thân không nhầm lẫn.
Quay lại với lợi ích chính của nó, nếu là một game thủ hạng nặng, tốc độ lấy mẫu cảm ứng càng cao, chuyển động của người dùng được smartphone ghi lại càng nhanh. Tác động tích cực của tốc độ lấy mẫu cao cũng được chuyển sang sử dụng hàng ngày, mặc dù điều đó không phải là quá rõ ràng.