Thông thường, cổ phiếu của Apple sẽ sụt giảm sau sự kiện sản phẩm mới tháng 9. Đó là bởi vì các nhà đầu cơ thường đẩy giá cổ phiếu lên cao để dự đoán những gì iPhone mới có thể mang lại. Khi các thiết bị cầm tay mới được tiết lộ, sự thất vọng sẽ xuất hiện và các nhà đầu cơ sẽ lợi dụng điều này.
Tuy rằng iPhone 11 gây quá nhiều tranh cãi về thiết kế cụm 3 camera sau cũng như tính năng sạc không dây ngược không xuất hiện như kỳ vọng nhưng màn trình diễn của iPhone 11 đã gây ấn tượng với các nhà đầu tư. Thay vì giảm một ngày sau sự kiện “trình làng” sản phẩm mới, giá cổ phiếu của Apple 2,64% lên 222,42 USD. Một lần nữa, Apple được định giá hơn 1 nghìn tỷ USD.
iPhone 11 với nhiều phiên bản màu sắc.
Ngày 10/09 vừa qua, Tạp chí Phố Wall đã phát hành một video giải thích lý do tại sao Apple không thể đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Mỹ - Donald Trump là xây dựng nhà máy sản xuất iPhone ở Mỹ khi nước này và Trung Quốc đang xảy ra “cuộc chiến” thương mại. Chính quyền Tổng thống Trump đã áp thuế đối với một số lượng lớn hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và nhiều sản phẩm đã bị đánh thuế 15%, bao gồm các thiết bị như đồng hồ Apple Watch và tai nghe AirPods.
Vào ngày 15/12, mức thuế 15% sẽ được áp dụng cho điện thoại thông minh được nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả iPhone. Apple có thể “gánh” tất cả hoặc một phần chi phí bổ sung hoặc nâng giá sản phẩm để đối phó với mức thuế này. Tuy nhiên, công ty đã quyết định chịu giảm toàn bộ thuế áp dụng đối với vỏ iPhone và iPad để người tiêu dùng không bị ảnh hưởng. Mức thuế có thể làm tăng giá bán lẻ của iPhone 11 Pro vừa được công bố thêm 40 USD bắt đầu từ tháng 12. Nếu Apple chuyển thuế cho người tiêu dùng, giá của thiết bị sẽ bị nâng lên từ 1,039 USD trở lên.
Tổng thống Trump đã yêu cầu Apple chuyển nhà máy sản xuất về Mỹ nhiều lần
Rõ ràng, Apple là một công ty Mỹ nhưng hầu hết các sản phẩm của hãng chỉ được thiết kế ở California và được sản xuất tại Trung Quốc. Trước đây, “Nhà Táo” đã cố gắng lắp ráp một sản phẩm quan trọng ở Mỹ. Khi giám đốc tiếp thị của Apple - Phil Schiller tuyên bố rằng Mac Pro 2013 sẽ được sản xuất tại quốc gia này, những người tham dự sự kiện sản phẩm mới đã cổ vũ rất nhiệt tình. Máy tính của công ty đã được chế tạo trong một cơ sở trị giá 100 triệu USD mà công ty xây dựng ở Austin, Texas. Đáng tiếc, sau đó Apple có vấn đề về chuỗi cung ứng và buộc phải chuyển sản xuất trở lại Trung Quốc.
Khoảng một năm trước, ông Trump đã từng trao đổi với Apple rằng công ty có thể tránh thuế bằng cách chuyển nhà máy sản xuất các thiết bị của mình, bao gồm cả iPhone sang Mỹ. Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện. “Táo Khuyết” có một chuỗi cung ứng toàn cầu khó có thể sao chép. Công ty này cũng đang tìm cách chuyển 30% sản lượng ra khỏi Trung Quốc và họ đã sản xuất một số iPhone ở Ấn Độ. Tuy nhiên, các mẫu iPhone được sản xuất tại quốc gia đó chủ yếu được sử dụng trong nước.
Tên gọi "iPhone 11" giúp sản phẩm rút bớt khoảng cách với iPhone 11 Pro.
Mặc dù Ấn Độ thực sự là thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới nhưng lại là một quốc gia đang phát triển và nhiều người tiêu dùng không thể mua được iPhone. Một quốc gia được cho là đang được Apple xem xét để thay thế một số nhà máy sản xuất tại Trung Quốc là Việt Nam. Vào tháng 7, Apple tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất thử nghiệm tai nghe Bluetooth không dây AirPods tại nước ta. Thiết bị này hiện đang được lắp ráp tại Trung Quốc.
Tháng trước, Google cũng đã lên tiếng thông báo đang chuyển nhà máy sản xuất điện thoại Pixel sang Việt Nam từ Trung Quốc. Nhưng không giống như Apple, Google chỉ sản xuất một số lượng nhỏ thiết bị cầm tay (8 - 10 triệu chiếc trong năm nay) nên việc lắp ráp chuỗi cung ứng dễ dàng hơn. Google sẽ sản xuất điện thoại của mình trong một nhà máy từng được sử dụng để sản xuất điện thoại Nokia.
Tổng thống Donald Trump không phải là vị Tổng thống Mỹ duy nhất vận động Apple chuyển nhà máy sản xuất về “quê nhà”. Trước đây, Tổng thống Barack Obama cũng đã từng hỏi Cố CEO - Steve Jobs về điều này nhưng Jobs đã trả lời rằng không thể.