Tự động hóa, số hóa dây chuyền sản xuất, trí tuệ nhân tạo, IoT, thực tế ảo tăng cường, dữ liệu, không gian ba chiều, vũ trụ ảo (metaverse)… Đây là những thuật ngữ gắn liền với cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0”. Tuy vậy, doanh nghiệp Việt đã thực sự ứng dụng được bao nhiêu phần?
Và sự tập trung của giới công nghệ vào công cụ AI tổng quát khiến công chúng chỉ nhớ về khả năng sáng tạo nội dung mà quên mất vai trò của AI ở nhiều lĩnh vực khác như robotics, sản xuất, tự động hóa, giao thông, y tế…
Những công nghệ định nghĩa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Khi chúng ta nhắc đến sản xuất thông minh, trí tuệ nhân tạo là một thành tố cơ bản làm nên dòng chảy thông suốt giữa đơn vị cung cấp, nhà máy và khách hàng.
Xu thế sản xuất công nghiệp hiện nay không giống như mô hình sản xuất truyền thống – nơi chỉ là sự tương tác đơn thuần giữa con người và máy móc.
Con người bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên với khái niệm cơ giới hóa, hơi nước. Trải qua hai cuộc cách mạng tiếp sau đó với dây chuyền sản xuất hàng loạt chạy bằng điện và sản xuất tự động… Hiện tại, chúng ta chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với hệ thống tự trị, IoT (Internet vạn vật) và máy học. Trong đó, sản xuất thông minh đồng nghĩa với tự động hóa, số hóa dây chuyền sản xuất, trí tuệ nhân tạo, IoT, thực tế ảo tăng cường và đặc biệt là dữ liệu.
Sản xuất thông minh là hiện tại, doanh nghiệp Việt cần phải làm gì?
Lý giải cho điều này, đại diện Schneider Electric cho rằng, tự động hóa của Việt Nam chưa mạnh do tỷ trọng nền công nghiệp và đặc biệt là công nghệ cao chưa phát triển, dẫn đến hệ sinh thái (các công ty cung cấp như OEM, SI) chưa phát triển, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại.
Ngành tự động hóa Việt khá phân mảnh với nhiều hãng từ nhiều quốc gia khác nhau. Có thể hiểu, đây là một chuỗi quy trình thiếu đồng bộ, được lắp ghép với nhiều mảnh lớn nhỏ. Điều này khiến việc chuyên môn hóa và chuẩn hóa về con người, thiết bị cũng như nền tảng để tích hợp luôn là yếu tố khó khăn cho việc mở rộng hay nâng cấp dây chuyền sản xuất.
Với vị thế là tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về chuyển đổi số quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric đang mang đến Việt Nam giải pháp EcoStruxure Automation Expert. (Ảnh: Schneider Electric)
Theo giải thích từ Schneider Electric, EcoStruxure Automation Expert là sợi dây liên kết giữa những phần cứng bị phân mảnh, không cần cố định của một hãng nào với các phần mềm điều khiển được chuẩn hóa.
Lấy ví dụ cho giải pháp EcoStruxure Automation Expert là Trung tâm phân phối thông minh tại Thượng Hải (Shanghai Smart DC) của Schneider Electric. Đây được xem là mẫu hình của việc đầu tư vào các giải pháp thông minh, mở đường cho chuyển đổi số ngành công nghiệp logistics Trung Quốc. Trong hơn ba năm qua, Trung tâm đã nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá và quản lý kho hàng lên hơn 99,99%; cải thiện hiệu quả lao động lên 30%...
Giải pháp EcoStruxure Automation Expert là đặt phần mềm làm trung tâm điều khiển, cải thiện khả năng hiển thị, phục vụ quản lý việc sử dụng năng lượng, nhiên nguyên liệu, nước và các thiết bị khác. Từ đó, giải pháp này tạo ra sự an toàn, giảm chi phí vận hành và cải thiện chỉ số bền vững của doanh nghiệp.
Bộ giải pháp tích hợp của Schneider Electric giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thu thập dữ liệu và chủ động trong việc nâng cấp mở rộng.
Theo đuổi sản xuất thông minh là xu hướng của tương lai
Như đã nói, sản xuất thông minh là hiện tại và đây là xu thế của tương lai. Do đó, chuyển đổi là cách để doanh nghiệp Việt không bị bỏ lại phía sau.
Nhìn về nội tại nước nhà, chúng ta có thể nhận ra nền công nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu. Việc chuyên môn hóa và linh hoạt để thích ứng với nhu cầu và thị trường rất quan trọng bởi càng ngày, các yêu cầu của khách hàng về những chỉ số bền vững càng tăng lên.
Nhìn từ ví dụ thành công của Shanghai Smart DC với giải pháp EcoStruxure Automation Expert, việc lấy phần mềm làm trung tâm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt trở nên hiệu quả, an toàn và tiết kiệm hơn trong sản xuất.
Giải pháp EcoStruxure Automation Expert với nền tảng kết nối mở sẽ dễ dàng liên kết các tầng phần mềm quản trị tại doanh nghiệp, cung cấp các dữ liệu theo thời gian thực tại máy hoặc tại dây chuyền. Khi doanh nghiệp nắm rõ dữ liệu vận hành của thiết bị sẽ có thể đưa ra quyết định hợp lý, tạo nên dòng chảy thông suốt của sản xuất thông minh, đảm bảo hiệu suất và tính bền vững.