Khoa học vũ trụ của Mỹ 10 năm tới sẽ như thế nào?

Cuộc khảo sát mới nhất về thiên văn học và vật lý thiên văn Mỹ từ năm 2022 đến năm 2032 đã khuyến nghị NASA nên tạo một chương trình mới để phát triển một số kính viễn vọng không gian lớn săn tìm các hành tinh.

Khoa học vũ trụ của Mỹ 10 năm tới sẽ như thế nào? - 1

Nhiệm vụ đầu tiên trong chương trình mới, theo báo cáo khảo sát, sẽ là một chiếc kính viễn vọng không gian có thể quan sát vũ trụ ở các bước sóng hồng ngoại, quang học và tia cực tím. Kính viễn vọng không gian Hubble chủ yếu xem xét ánh sáng quang học và tia cực tím, trong khi kính viễn vọng James Webb chủ yếu nhìn vũ trụ bằng tia hồng ngoại.

Với khu vực thu ánh sáng rộng hơn gấp đôi so với của Hubble, đài thiên văn có hình dạng mới có thể nhìn thấy các hành tinh trong các hệ sao khác có độ sáng bằng 1/10 tỷ lệ các ngôi sao của chúng và có thể xác định các bước sóng ánh sáng hoặc quang phổ cụ thể.

Kính thiên văn thế hệ mới cũng có thể quan sát các ngôi sao, thiên hà và các thiên thể khác. Với chi phí ước tính là 11 tỷ USD, kính thiên văn mới sẽ được dự kiến ra mắt vào đầu những năm 2040.

5 năm sau khi bắt đầu thực hiện sứ mệnh hàng đầu đầu tiên, NASA nên bắt đầu phát triển cả sứ mệnh hồng ngoại xa và sứ mệnh tia X, mỗi nhiệm vụ ước tính tiêu tốn 3 tỷ đến 5 tỷ USD, cuộc khảo sát khuyến nghị.

Một cửa sổ hồng ngoại xa vào vũ trụ có thể giúp các nhà thiên văn học nghiên cứu xem nước hoạt động trong việc hình thành các hệ hành tinh.

Trên mặt đất, ưu tiên cao nhất của các nhà thiên văn học là tiếp tục xây dựng hai đài quan sát quang học chính ở Chile và ở Hawaii, mặc dù dự án đài quan sát ở Hawaii vấp phải tranh cãi.

Cuộc khảo sát cũng lưu ý rằng, đã đến lúc phải thay thế các kính thiên văn nằm rải rác trên khắp nước Mỹ. Kính thiên văn kế nhiệm được đề xuất sẽ nhạy gấp 10 lần.