Theo Digital Trends, sứ mệnh phóng tàu vũ trụ đầu tiên của NASA đã diễn ra vào thời gian tuần này cách đây 64 năm, dù nó không hoàn toàn diễn ra đúng theo kế hoạch mong muốn.
Vào ngày 11/10/1958, tàu Pioneer 1 được phóng từ Cape Canaveral với dự định bay quanh Mặt Trăng. Đây là sứ mệnh diễn ra sau khi NASA thành lập được 3 tháng, mục đích là để nghiên cứu bức xạ ion hóa, tia vũ trụ, từ trường và các vật thể siêu nhỏ gần Trái Đất và cả trong quỹ đạo Mặt Trăng.
Tuy nhiên, sau khi tàu vũ trụ phóng tên lửa Thor-Able, tốc độ đẩy của nó về phía Mặt Trăng không đủ mạnh, khiến nó không thể tiếp cận “người hàng xóm” gần nhất của Trái Đất. Hai ngày sau, Pioneer 1 đánh dấu sự kết thúc của nó khi bốc cháy trong bầu khí quyển của Trái Đất.
Dù không đến được Mặt Trăng, nhưng tàu vũ trụ đã đem về cho các nhà khoa học những dữ liệu trị giá khoảng 43 giờ về bầu khí quyển gần Trái Đất sau chuyến đi ngắn ngủi.
Một báo cáo đã đăng tải ngay sau khi tàu vũ trụ được phóng thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận: “Tên lửa Mặt Trăng của Mỹ đã khuấy động sự phấn khích”. Báo cáo tiếp tục nói rằng nhiều người đã vô cùng ngạc nhiên khi sứ mệnh đã thực sự thành công ở lần thử thứ 2, trước đó Pioneer 0 đã bị rơi và cháy ngay sau khi phóng.
NASA đã học được rất nhiều điều từ các sứ mệnh ban đầu của mình, mở đường cho các chuyến du hành đầy tham vọng vào không gian sâu thẳm. Thành viên cuối cùng trong chương trình, Pioneer 11, đã rời Trái đất vào năm 1973 và thực hiện những quan sát trực tiếp đầu tiên về Sao Thổ 6 năm sau đó.
Trong khi liên lạc với Pioneer 11 đã bị mất từ lâu, NASA cho biết nó đang hướng tới chòm sao Aquila (Đại bàng) và tất nhiên sẽ đi qua gần một trong những ngôi sao trong chòm sao này trong khoảng thời gian khoảng 4 triệu năm.