Không thể phủ nhận, livestream là hình thức bán hàng online ưu việt, mang lại lợi ích cho cả người bán lẫn người mua. Về phía các cửa hàng, họ vừa không cần tốn quá nhiều chi phí như khi xây dựng shop vật lý, vừa dễ tiếp cận và tương tác ngay lập tức với khách để tiện tư vấn, chốt sales. Trong khi đó, người mua cũng có thể cảm nhận sản phẩm trực quan, nhanh chóng nhận được thông tin tư vấn, phần nào tránh được tình trạnh "mua hàng qua ảnh và thực tế".
Chính vì những ưu điểm của hình thức mua bán này, nhiều shop đã nghĩ ra các chiêu trò khi livestream để tăng tỷ lệ đặt hàng. Đưới đây là 4 chiêu phổ biến.
Chốt đơn ảo
Trên mạng từng lan truyền video anh chàng "vạch trần" sự thật đằng sau mỗi màn livestream bán hàng nghìn đơn. Nhưng thay vì lên tiếng trực tiếp, anh ta diễn lại quy trình chốt đơn theo lối hài hước và rất thực tế.
Theo đó, anh chàng nói trong clip: "Đọc tên chị nào là sẽ chốt đơn cho chị ấy nha" rồi liên tục hô to "chốt đơn" và ném hàng sang một bên. Đặc biệt, cư dân mạng còn phát hiện ra chi tiết xung quanh màn hình 3 chiếc đіện thoại livestream là bảng tên dài dằng dặc để người bán hàng đọc theo cho đỡ vấp.
Dù chỉ là một video hài hước nhưng phần nào phơi bày cách các shop online chốt đơn ảo để lôi kéo người mua. Có thể khách hàng đang xem livestream không thực sự cần sản phẩm ấy nhưng họ sẽ dễ rơi vào "tâm lý đám đông" và sẵn sàng chi tiền mà không kiểm soát được.
Dùng chim mồi
Khác với hình thức chốt đơn ảo, trong màn livesteam của khá nhiều shop vẫn xuất hiện những bình luận đặt mua từ khách hàng với tên tuổi đầy đủ, thông tin, số điện thoại rõ ràng. Tuy nhiên đây rất có thể chỉ là người quen, bạn bè do shop cài vào để buổi livestream thêm nhộn nhịp và tăng độ tin cậy với khách hàng tiềm năng.
"Số lượng có hạn"
"Số lượng có hạn", "Chỉ còn 1 cái duy nhất", "Mẫu này chỉ còn 1 chiếc xả rẻ cho chị nào chốt nhanh"... là những kiểu giới thiệu sản phẩm dễ tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng. Những câu nói này đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ - Fear of missing out (FOMO) của người mua và thôi thúc họ nhanh chóng ra quyết định.
Tuy nhiên, sự thực là vài hôm sau, rất có thể mẫu sản phẩm đó lại xuất hiện trong buổi livestream khác của shop. Người bán chỉ cần giới thiệu đơn giản rằng hàng được đón nhận nhiệt tình nên về tiếp, nhà máy ra lô mới, sản phẩm nhìn giống nhưng chất liệu khác, dọn kho còn sót lại vài mẫu...
Bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
Mua livestream nên trái với những lời quảng cáo hay ho từ phía chủ shop, chất lượng sản phẩm nhiều khi không hề đảm bảo.
Một khách hàng ở Hà Nội cho biết từng đặt mua thịt lợn gác bếp của cơ sở sản xuất tại Tây Bắc. Chị kể buổi livestream có đến hàng nghìn người xem, người bán vừa quảng cáo vừa xé miếng thịt ăn trực tiếp nên cảm giác yên tâm. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, sản phẩm không giống như quảng cáo. Thịt rất khô, không có mùi thơm, xé ra cũng không có màu hồng như trên livestream, ăn vào bị đau bụng.
Tại nhiều trang livestream khác, các sản phẩm nổi tiếng lại có giá rẻ đến ngạc nhiên. Ví dụ một số mẫu đồng hồ cao cấp như Rolex, Hublot hay Patek Philip được bán với giá chỉ 500-700.000 đồng. Thậm chí, nếu khách hàng mua hàng luôn trong livestream còn được trang này miễn phí tiền giao hàng.
Mặc dù Facebook đã áp dụng nhiều thuật toán thông minh để phát hiện các bài viết đăng bán các sản phẩm nhái thương hiệu, vi phạm bản quyền nhưng với livestream, Facebook sẽ khó định vị được logo hay tên thương hiệu từ nội dung video.
Vì thế, người mua hàng cần phải hết sức tính táo kia mua các mặt hàng hiệu qua livestream. Mặc dù có thể người bán hàng sẽ zoom từng chi tiết của sản phẩm nhưng việc lựa chọn qua màn hình livestream sẽ khó có thể nhận biết được thật giả. Hãy lựa chọn những chủ shop uy tín hoặc đặt mua trực tiếp tại các website của hãng.