Vào ngày 6/7 Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo Washington đang xem xét cấm các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc, trong đó có cả ứng dụng đang cực kì thịnh hành trên thế giới - TikTok. Bởi vì Mỹ đối lo ngại rằng ứng dụng này có thể chia sẻ dữ liệu cá nhân với chính phủ Trung Quốc.
TikTok đã 2 lần bị buộc tội vi phạm luật bảo vệ trẻ em. Lần đầu tiên là việc cho phép trẻ em dưới 13 tuổi mở tài khoản của ứng dụng này mà không có sự đồng ý của phụ huynh và lần thứ 2 là việc công khai dữ liệu như tên, ảnh, địa chỉ email... ngay cả khi tài khoản được đặt ở chế độ riêng tư.
TikTok đã bị phạt tiền lên tới 5,7 triệu USD và được yêu cầu phải khắc phục lại các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư.
Theo Reuters, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang điều tra xem TikTok có tuân thủ yêu cầu hay không. Do vậy, 2 cơ quan chính phủ Mỹ đang xem xét các cáo buộc rằng ứng dụng nổi tiếng TikTok đã không tuân thủ thỏa thuận năm 2019 nhằm bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em.
Vào tháng 5, Trung tâm Dân chủ Kỹ thuật số, Chiến dịch "Vì một tuổi thơ phi thương mại" và những tổ chức khác đã yêu cầu FTC xem xét các cáo buộc của họ khi TikTok không xóa video và thông tin cá nhân của người dùng từ 13 tuổi trở xuống.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của TikTok cho biết họ rất coi trọng sự riêng tư của người dùng. Ngoài ra tại Mỹ, họ cung cấp cho người dùng dưới 13 tuổi trải nghiệm ứng dụng hạn chế luôn có các biện pháp bảo vệ an toàn và được kiểm soát. Đặc biệt, nó được thiết kế dành riêng cho đối tượng trẻ em.
"Chúng tôi cho rằng những lời giải thích hay biện minh của TikTok về hành vi này rất vô lý và hoàn toàn thiếu tính thuyết phục", David Monahan, người quản lý chiến dịch "Vì một tuổi thơ phi thương mại".
Bên cạnh đó, ứng dụng TikTok khẳng định rằng dữ liệu người dùng ở Mỹ được lưu trữ tại Mỹ, ngoài ra có bản sao lưu ở Singapore. Giám đốc điều hành của công ty ByteDance - công ty sở hữu ứng dụng TikTok - ông Kevin Mayer, từng cho biết thông tin người dùng của TikTok không được lưu trữ tại Trung Quốc.
TikTok khẳng định sẽ không đáp ứng bất cứ yêu cầu nào của chính phủ Trung Quốc về việc kiểm duyệt nội dung hoặc cung cấp thông tin người dùng. TikTok cũng cho biết chưa bao giờ nhận được yêu cầu như vậy.
Tuy nhiên gần đây TikTok đang bị tố cáo vấn để đọc nội dung từ clipboard của người dùng, nên vấn đề này không hoàn toàn được tin tưởng. Ngoài ra, nhiều khả năng Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu mà không cần TikTok cho phép.
Giữa bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung đang ngày trở nên căng thẳng, mâu thuẫn diễn ra trong nhiều khía cạnh từ an ninh quốc gia, thương mại cho đến công nghệ thì khả năng cao Mỹ sẽ là quốc gia tiếp theo sau Ấn Độ cấm cửa TikTok.
Nếu lệnh cấm TikTok của Mỹ thật sự được ban hành thì đây sẽ là động thái mạnh tay với ứng dụng này. Bởi vì TikTok vốn rất phổ biến với giới trẻ ở Mỹ.