Bạn đang sở hữu một chiếc máy giặt hiệu Toshiba? Vào một ngày nào đó bỗng nhiên chiếc máy giặt Toshiba nhà bạn bị lỗi và hiện ra những ký tự kỳ lạ mà bạn không thể giải thích nổi. Hãy cùng tra bảng mã lỗi máy giặt Toshiba sau đây để cùng tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục nhé.
Tổng hợp bảng mã lỗi máy giặt Toshiba
Mã lỗi Toshiba | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
E1 | Ống xả nước của máy giặt gặp sự cố:- Bị hở- Chưa gắn chặt vào máy- Bị tắc nghẽn- Đặt dốc ngược vào máy | Lắp đặt lại ống xả nước cho máy giặt sao cho hợp lý. Sau đó tiến hành khởi động lại máy để hoạt động được bình thường |
E2; E2-1; E2-3 | Nắp máy giặt chưa đóng kỹ hoặc bị kẹt | Kiểm tra lại nắp máy giặt trước khi chạy, nếu bị hỏng khóa thì cần nhờ nhân viên kỹ thuật đến để sửa chữa |
E3; E3-1; E3-2 | Máy giặt không cân bằng | Có thể do máy đang đặt ở vị trí không được bằng phẳng, hoặc là máy đang chứa quá nhiều quần áo gây lệch trọng tâm |
E4 | Phao bị hỏng | Kiểm tra công tắc phao kết nối với mạch điện, nếu hỏng thật thì hãy nhờ nhân viên kỹ thuật xử lý |
E5; E5-1 | Vòi nước, ống cấp nước bị kẹt hoặc hỏng | Kiểm tra lại vòi nước hoặc nguồn ống cấp nước xem đã được chưa rồi khởi động lại máy giặt |
E6; E7; E8 | Thiết lập mực nước bị quá thấp | Do máy giặt quá nhiều quần áo hoặc nguồn cấp nước bị yếu dẫn đến không cung cấp đủ nước cho lồng máy |
E7-1 | Lỗi tràn bộ nhớ lập trình | Do máy giặt hay phải làm việc quá tải, giặt quá nhiều quần áo |
E7-3; E7-4 | Lỗi board mạch điện | Nhờ nhân viên kỹ thuật xuống kiểm tra để xử lý |
E9; E9-1; E9-2 | Máy giặt bị rò rỉ nước- Van xả bị kẹt- Lồng giặt bị thủng- Hỏng cảm biến mực nước | Hãy đem máy giặt đi bảo hành hoặc nhờ nhân viên kỹ thuật đến để sửa chữa |
E9-5 | Lỗi board mạch điện hoặc công tắc | Nhờ nhân viên kỹ thuật xuống kiểm tra để xử lý |
EB | Lỗi máy giặt không tải | Kiểm tra hệ thống motor của máy giặt xem có bị hỏng hoặc quá tải hay không |
EC-1; EC-3 | Lỗi máy không chạy | Do lồng giặt quá nặng bởi nhiều quần áo dẫn đến motor không chạy được |
ED | Mở máy lên không khởi động | Lỗi này chủ yếu do bo mạch điện gặp trục trặc, cần liên hệ với nhân viên kỹ thuật để được xử lý |
EL | Động cơ không hoạt động | Kiểm tra lại motor hoặc nguồn điện cấp cho máy, nếu không thì phải nhờ nhân viên kỹ thuật kiểm tra |
EP | Bơm nước cho máy giặt không hoạt động | Kiểm tra đường ống cấp nước xem có bị tắc nghẽn hay không |
E21 | Lỗi công tắc từ của máy | Nhờ nhân viên kỹ thuật thay thế mới hoặc kiểm tra sự cố |
E23 | Công tắc cửa máy giặt bị hỏng | Liên hệ bên bảo hành hoặc nhờ nhân viên kỹ thuật thay mới |
E52 | Lỗi nguồn điều khiển | Kiểm tra lại hệ thống nguồn điện trong máy |
E64 | Hỏng linh kiện bảng mạch | Nhờ nhân viên kỹ thuật xử lý và khắc phục |
E95 | Lỗi hệ thống cảm biến | Kiểm tra xem mực nước bên trong máy có dâng lên đúng như điều khiển hay không, nhờ nhân viên kỹ thuật kiểm tra lại hệ thống cảm biến |
F | Máy quá nhiều đồ hoặc giặt quá sũng nước | Giảm bớt quần áo để bớt tải cho máy, kiểm tra lại van cấp nước |
Cần làm gì để tránh máy giặt Toshiba báo lỗi?
Trong quá trình sử dụng máy giặt Toshiba, chắc chắn chúng ta không thể nào tránh khỏi máy gặp lỗi, gây ra những trục trặc, từ đó khiến máy bị hỏng và giảm tuổi thọ. Những lưu ý sau đây sẽ giúp các bạn có thể tự mình bảo vệ cho máy giặt và giúp chúng bền bỉ, hoạt động tốt hơn:
- Luôn giặt giũ quần áo với khối lượng nhỏ, vừa phải. Không nên giặt giũ với khối lượng quá lớn quần áo có thể khiến máy giặt của bạn bị quá tải.
- Thường xuyên vệ sinh máy giặt sau một khoảng thời gian sử dụng để máy không bị đóng cặn, không bị kẹt hoặc gặp sự cố khi chạy.
- Sử dụng bột giặt chuyên dụng cho máy giặt và cho bột giặt với khối lượng vừa đủ để giặt, tránh cho quá nhiều có thể máy tạo quá nhiều bọt gây tắc nghẽn đường ống.
- Khi lắp đặt máy giặt Toshiba, cần lắp tại nơi thoáng mát, thoát nước tốt và đặt máy ở vị trí cân bằng nhất, không bị nghiêng hay bập bênh.
- Kiểm tra kỹ càng đường ống cấp nước, nguồn điện đầu vào,... trước khi tiến hành sử dụng máy giặt.
Kiểm tra máy giặt Toshiba kỹ càng để tránh phát sinh lỗi không đáng có