Phi thuyền này đã lao vào bầu khí quyển vào ngày 25/6 trước khi hạ cánh xuống vùng đồng cỏ Nội Mông. Sự kiện này đã đưa sứ mệnh chinh phục mặt trăng kéo dài 53 ngày Hằng Nga 6 kết thúc thành công, lần đầu tiên đưa các mẫu vật ở phía xa mặt trăng đến Trái đất.
Phi thuyền đã được vận chuyển đến Bắc Kinh tới Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc (CAST), nơi thiết kế tàu vũ trụ cho sứ mệnh này.
Theo đài truyền hình Trung Quốc CCTV, một buổi lễ long trọng được tổ chức trong khi các nhà nghiên cứu mở khoang phi thuyền và kiểm tra các chỉ số kỹ thuật quan trọng.
Sau đó, một thùng chứa mẫu nặng 2 kg vật liệu từ mặt trăng, đã được lưu giữ để đảm bảo cho giai đoạn tiếp theo của hành trình.
Các mẫu sẽ được chuyển đến các cơ sở được phát triển đặc biệt để lưu trữ, phân tích và phân phối cho các nghiên cứu.
Tàu thăm dò Hằng Nga-6 được phóng lên không gian vào ngày 3/5 và làm việc trên Mặt Trăng 49 tiếng. Đây là cuộc đổ bộ thứ hai của một tàu vũ trụ đến vùng tối của Mặt Trăng. Khu vực rộng lớn này chưa từng được tàu vũ trụ nào chạm tới cho đến tháng 1/2019, tàu thăm dò Hằng Nga-4 của Trung Quốc hạ cánh xuống lưu vực Cực Nam-Aitken. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các mẫu vật ở khu vực này được mang trở về Trái Đất. Trước sứ mệnh này, tất cả các vật chất thu thập được trên Mặt Trăng đều ở vùng sáng, hay phía gần của Mặt Trăng, thông qua 6 cuộc đổ bộ có người lái của tàu Apollo (Mỹ), 3 sứ mệnh tàu vũ trụ Luna của Liên Xô cũ và sứ mệnh không người lái Hằng Nga-5 của Trung Quốc. |