Miếng dán bảo vệ màn hình điện thoại từng được xem là lựa chọn bắt buộc, nhưng những tiến bộ trong công nghệ thủy tinh và chất phủ đã khiến chúng không còn cấp bách nữa, do đó người dùng có thể không cần đến một miếng dán bảo vệ màn hình khi mua điện thoại mới. Vấn đề là liệu miếng dán bảo vệ này có thật sự cần thiết không?
Về cơ bản, miếng dán bảo vệ là một tấm nhựa trong suốt dán trên màn hình smartphone, được cắt đề phù hợp với hình dạng của bề mặt thiết bị cùng với một lỗ trống cho loa ngoài hoặc nút vật lý, đó là lý do tại sao có nhiều miếng dán bảo vệ màn hình khác nhau cho các thiết bị khác nhau.
Để dán miếng bảo vệ màn hình, người dùng sẽ cần phải làm sạch màn hình điện thoại với một miếng vải sợ nhỏ trước khi dán miếng dán lên đó. Dĩ nhiên, người dùng sẽ phải xác định vị trí đặt miếng dán cho đúng với các vị trí của điện thoại và cũng cần phải đảm bảo miếng dán bảo vệ được dán trên toàn bộ màn hình mà không để lỗ khí nào làm khó coi hoặc vết xước xuất hiện dưới miếng bảo vệ.
Sau khi dán màn hình, nếu gặp vật làm bề mặt màn hình smartphone bị trầy xước thì miếng dán bảo vệ sẽ bị trầy xước thay, và người dùng đỡ tốn kém hơn trong việc thay thế miếng dán so với kính bảo vệ trên điện thoại.
Vấn đề là rất nhiều smartphone hiện nay được phủ kính bảo vệ Gorilla Glass của Corning, có thể đạt tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc phiên bản. Nhìn chung, mục đích của Gorilla Glass là giúp chống trầy xước cho màn hình smartphone.
Nếu đang sở hữu một smartphone tầm trung hoặc cao cấp hiện nay, hầu hết chúng đều sở hữu công nghệ chống xước của Corning. Nếu tiếp tục sử dụng một miếng dán bảo vệ màn hình, nghĩa là người dùng nhận được 2 lớp bảo vệ màn hình. Điều này liệu có tốt hay không? Trong thực tế, nó không nhất thiết phải đúng bởi vật liệu làm xước lớp bảo vệ bằng nhựa không có nghĩa sẽ làm xước Gorilla Glass.
Ví dụ, ngay cả những chiếc chìa khóa vô tình để trong túi quần cũng có thể không làm trầy màn hình Gorilla Glass hiện đại, bởi nó là lớp bảo vệ chống các vết trầy xước từ kim loại như khóa, tiền xu và các mặt hàng gia dụng kim loại thông thường khác. Đó là lý do tại sao nhiều thử nghiệm cho thấy cà dao lên màn hình smartphone phủ kính Gorilla Glass sẽ không thấy vết trầy xước hiện ra.
Có cần miếng dán bảo vệ màn hình không?
Trong thực tế, tuy kính bảo vệ Gorilla Glass sẽ giúp chống lại các vết trầy xước sinh ra từ những vật như kim loại nói trên nhưng chúng lại khá nhạy cảm với những thứ khác, đặc biệt là cát. Nếu người dùng để một vài hạt cát trong túi và để cọt xát với màn hình điện thoại khi di chuyển, các vết trầy hoàn toàn có thể hiện ra. Điều tương tự cũng xảy ra với đá cứng, bê tông… Thủy tinh hay các kim loại hiếm cũng có thể làm xước màn hình phủ Gorilla Glass.
Vì vậy, nếu thường xuyên ra bãi biển hay những nơi tương tự có các vật liệu “nhạy cảm” với Gorilla Glass, người dùng có thể cần phải mua thêm miếng dán bảo vệ màn hình cho điện thoại. Miếng dán bảo vệ màn hình thường sẽ ghi lại dấu vân tay của người dùng, nhưng smartphone hiện đại được phủ lớp chống thấm có khả năng đẩy lùi các dấu vân tay.
Tuy nhiên, người dùng cần nhớ rằng miếng dán bảo vệ màn hình thay đổi trải nghiệm sử dụng màn hình cảm ứng của smartphone. Đặt một lớp nhựa giữa và màn hình sẽ thay đổi trải nghiệm mà người dùng nhận được trên điện thoại, đặc biệt khi mà miếng dán bảo vệ sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian. Một miếng bảo vệ màn hình có thể mang đến vết trầy xước khó coi, dù rằng nó không phải là vết trầy xước của màn hình smartphone.
Cuối cùng, một điều nữa cần nhớ là, nếu không dán miếng dán màn hình đúng cách, người dùng có thể tạo ra các lỗ khí hoặc vết nứt ở dưới đó, do đó cần thay một miếng dán mới.