Trung Quốc đang không ngừng tự xây dựng những sản phẩm của riêng mình nhằm tránh sự phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài. Trong đó, hệ điều hành máy tính được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của nước này.
Từ lâu, Trung Quốc luôn cho thấy tham vọng tự nghiên cứu ra một hệ điều hành máy tính của riêng mình, thay thế cho Windows và UOS có thể coi là một thành quả từ sự cố gắng đó.
UOS viết tắt của "Unified Operating System" là một trong nỗ lực của Tập đoàn điện tử Trung Quốc (CEC) và nhóm phát triển hệ điều hành tùy biến Deepin.
Thoạt nhìn hệ điều hành này trông khá giống Deepin OS, một nền tảng từng ra mắt vào năm 2004 sau phiên bản Linux distribution. Deepin từng rất phổ biến với người dùng Windows tại Trung Quốc. Và giờ đây nó đang dần phổ biến trở lại sau trên dòng laptop của Huawei sau khi Microsoft dừng cấp bản quyền Windows do vướng phải lệnh cấm của Mỹ.
Giống như Deepin, UOS đã chọn con đường khác với các biến thể hệ điều hành dựa trên nhân Linux khác ở Trung Quốc. Nhà phát triển UOS không sao chép giao diện của Windows XP hoặc Windows 7. Thay vào đó, họ tạo ra giao diện của riêng mình và nó trông giống như một hỗn hợp pha trộn tất cả nét thiết kế của các hệ điều hành trên desktop khác.
Dock của UOS trông giống như iOS trên Apple. Trong khi đó thanh cài đặt bên phải màn hình trông giống như thanh thông báo trên Android. Các biểu tượng và nút bấm vẫn theo ngôn ngữ thiết kế của desktop Linux.
Dock của hệ điều hành Deepin V15.11
Giao diện độc đáo này tuy có thể thu hút nhiều người dùng muốn trải nghiệm sự mới lạ nhưng nó cũng khiến nhiều người lo ngại. Sự lo lắng có thể đến từ nhiều câu hỏi, ví dụ như "Nút khởi động và ổ C ở đâu?" hay "Tại sao không có gì trên desktop?".
Giao diện desktop mang hơi hướm của Linux có thể không phổ biến vì hầu hết mọi người đều thích Windows và iOS trên PC. Rõ ràng việc bắt người dùng phải học một phong cách sử dụng PC mới không phải cách hay.
Nhưng UOS có một số lợi thế nhất định
Giao diện UOS trông khá gọn gàng và hơn hết các phiên bản hệ điều hành dựa trên nhân Linux của các nhà phân phối Trung Quốc đều tập trung vào việc cung cấp các tính năng phong phú thay vì giao diện đẹp mắt.
Giao diện đa nhiệm trên Deepin V15.11
Ngoài vô số các phần mềm mã nguồn mở từ Linux, nhóm Deepin cũng phát triển riêng các trình soạn thảo văn bản, trình phát video/âm nhạc, máy ghi âm,…Mặc dù các chức năng gần giống với các ứng dụng từ Microsoft nhưng Deepin tự tin những ứng dụng này thân thiện hơn với người dùng Trung Quốc.
Hỗ trợ hệ điều hành cũng là một trong những vấn đề đáng lưu tâm. Công ty chủ quản của UOS, Tongxin Software khẳng định sẽ luôn cập nhật và hỗ trợ cho hệ điều hành này.
Người dùng Trung Quốc muốn sử dụng hệ điều hành này có thể đăng ký và xác minh trên trang web chính thức của nhóm phát triển.
Tham khảo CGTN