Với công nghệ smartphone thay đổi vài tháng một lần, thật khó để theo dõi tất cả các tính năng, tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta cảm thấy khó khăn trong lựa chọn một điện thoại phù hợp yêu cầu. Hãy ghi nhớ một số thứ cần kiểm tra dưới đây, người dùng có thể chọn cho mình một điện thoại Android phù hợp nhất có thể.
Chip xử lý
Đây là một trong những phần cứng quan trọng nhất cần kiểm tra khi mua smartphone. Dĩ nhiên người dùng không cần phải nhất quyết chọn loại cao nhất, vì vậy hãy chọn điện thoại có chip phù hợp với yêu cầu của mình. Chẳng hạn, nếu chỉ cần một điện thoại để thực hiện những điều cơ bản như gọi thoại và sử dụng các ứng dụng gốc như Facebook, người dùng sẽ khá hài lòng với một chip tầm trung. Nhưng nếu muốn chơi các game nặng hoặc đa tác vụ mà không có bất kỳ trục trặc nào, hãy tìm một trong những chip hàng đầu.
Khi chọn một chiếc điện thoại có chip cao cấp, người dùng cũng nên kiểm tra thiết kế kiến trúc của nó, hiệu năng cốt lõi, lõi năng lượng thấp, hiệu quả pin và tốc độ xung nhịp. Hiện tại, Snapdragon 865 là một trong những chip tốt nhất có thể mua. Mặt khác, nếu muốn tìm các điện thoại tầm trung, đó có thể là chip Snapdragon 730G hoặc Exynos 9611.
Bộ nhớ trong và RAM
Nếu muốn các ứng dụng và trò chơi mở với tốc độ cực nhanh, người dùng cần một chiếc điện thoại có ít nhất 6 GB bộ nhớ RAM. Dĩ nhiên mua một chiếc điện thoại có RAM 12 GB rất tốt, nhưng hiện tại đó vẫn là con số hơi quá mức. 4 GB RAM sẽ là lý tưởng nếu chọn một điện thoại giá rẻ, trong khi mua một điện thoại với RAM ít hơn sẽ khiến người dùng cảm thấy mất thời gian để khởi chạy hoặc tụt lại trong khi đa tác vụ.
Thứ hại, người dùng nên kiểm tra loại bộ nhớ trên điện thoại của mình. Hiện có hai loại bộ nhớ là UFS và eMMC. UFS cung cấp tốc độ đọc/ghi nhanh hơn đáng kể và là tiêu chuẩn mới được sử dụng ngày nay. Thêm vào đó, hầu hết các thiết bị tầm trung ngày nay đều cung cấp ít nhất bộ nhớ UFS 2.1, với các thiết bị hàng đầu sử dụng UFS 3.0.
Cuối cùng, không gian lưu trữ hoàn toàn phụ thuộc vào lượng dữ liệu người dùng sẽ lưu trữ trên điện thoại. Nếu là người tải xuống nhiều bài hát, phim và video thì 64 GB hoặc 128 GB cũng khá đủ, nhưng nếu muốn cài đặt một số trò chơi cao cấp, chúng ta cần điện thoại có bộ nhớ trong 128 GB trở lên.
Màn hình
Tiếp theo là loại màn hình, nơi người dùng có thể chọn LCD hoặc AMOLED với khác biệt khá rõ ràng. Tốt nhất hãy chọn AMOLED vì nó không chỉ mang lại màu sắc phong phú và đầy màu sắc mà còn giúp tiết kiệm pin.
Khá thú vị, ban đầu màn hình AMOLED chỉ có trên các điện thoại cao cấp nhưng công nghệ này hiện đã đến với nhiều điện thoại tầm trung và thậm chí cả một số sản phẩm giá rẻ như Galaxy M30s.
Màn hình AMOLED cũng cho thời lượng pin tốt hơn nhờ cách chúng quản lý đèn nền, nơi mỗi pixel trên tấm nền AMOLED được chiếu sáng riêng. Vì vậy nếu sử dụng hình nền màu đen thì AMOLED không sử dụng nhiều pin để hiển thị như LCD.
Pin
Một chiếc điện thoại chẳng là gì nếu nó không thể kéo dài cả ngày. Rất may, pin đã cải thiện nhiều trong thời gian qua, nơi một điện thoại có thỏi pin 3.500 mAh là đủ để dùng cả ngày, miễn là người dùng không say sưa vào xem video. Nhưng nếu dưới mức 3.000 mAh, tốt nhất nên mang theo một sạc dự phòng bên mình.
Ngoài ra cũng nên chú ý đến tốc độ sạc thiết bị xem có hỗ trợ sạc nhanh hay không. Nếu có, người dùng sẽ cần xem xét liệu mình phải mua bộ sạc riêng hay có sẵn trong hộp.
Với một điện thoại giá rẻ, hỗ trợ sạc nhanh 15W sẽ rất tốt, còn nếu cao cấp hơn, người dùng sẽ thấy những sạc 20W trở lên, còn nếu điện thoại tầm trung, sạc nhanh 18W là con số đủ tốt.
Máy ảnh
Công nghệ máy ảnh đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây, nơi ngay cả những smartphone tầm trung cũng tự hào với camera chính 48 MP hoặc 64 MP. Nhưng người dùng sẽ đặt câu hỏi là số megapixel có quan trọng không? Câu trả lời là có và không. Số megapixel cao cho phép chụp những bức ảnh cỡ lớn để in, nhưng không nhất thiết mang lại những bức ảnh đẹp hơn. Cứ nhìn vào Pixel 3 với camera 12,2 MP là biết, nó chụp đẹp hơn nhiều so với nhiều sản phẩm có camera 48 MP hoặc 64 MP.
Thay vì tập trung vào số megapixel, người dùng nên kiểm tra khẩu độ và kích thước điểm ảnh. Khẩu độ lớn và kích thước pixel lớn. Chẳng hạn, máy ảnh có khẩu độ f/1.7 tốt hơn f/2.0.
Cuối cùng, nếu muốn quay video bằng điện thoại, người dùng nên xem máy có hỗ trợ chống rung quang học (OIS) hoặc chống rung điện tử (EIS) khi quay hay không.
Phần mềm
Bây giờ, hãy tập trung vào phần mềm. Android 10 là hệ điều hành mới nhất lúc này, vì vậy hãy ưu tiên cho điện thoại chạy nó để có tương lai tốt hơn. Nếu không có điều kiện mua một thiết bị cũ hơn một chút, hãy chắc chắn nó chạy ít nhất là Android 9 Pie.
Ngoài ra, người dùng cũng phải xem điện thoại đó đang sử dụng giao diện nào, chẳng hạn One UI, Oxygen OS hoặc MIUI… Chúng mang đến một số tính năng bổ sung mà người dùng có thể cần sử dụng hoặc không cần. Tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử dụng của mỗi người.
Dĩ nhiên, còn hàng trăm thứ khác nhau mà người dùng nên kiểm tra trong khi mua smartphone như bản dựng của thiết bị, liệu nó có vừa với tay không… Quan trọng hơn, người dùng không nên dùng điện thoại Android đã có hơn 1,5 năm tuổi vì khi đó thời gian hỗ trợ cập nhật sẽ rút ngắn đi rất nhiều.