Cả nước đã triển khai theo Chỉ thị 16/CT-TTg, hạn chế người dân ra ngoài. Người đứng đầu của doanh nghiệp cũng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch và tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện của mình. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp, sở hữu hệ thống làm việc từ xa hiệu quả chính là một việc quan trọng.
Nhìn chung, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều công cụ như Microsoft Team, Zoom, Slack và các công cụ cộng tác nhóm từ xa khác để nhân viên tận dụng trong thời điểm khó khăn này. Tuy nhiên, càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các công cụ nêu trên, gánh nặng của các nhà cung cấp dịch vụ này càng tăng thêm. Vì vậy, để nhân viên làm việc từ xa hiệu quả, doanh nghiệp cần suy nghĩ thêm nhiều giải pháp bên cạnh các công cụ này
Một môi trường làm việc từ xa lý tưởng không chỉ đơn thuần là sử dụng các công cụ cộng tác được cung cấp trực tuyến. Toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT, bao gồm hệ thống mạng và lưu trữ, phải có khả năng cho phép người dùng truy cập lưu trữ dữ liệu cùng lúc. Thêm nữa, cũng phải cung cấp quy trình làm việc ổn định và an toàn cho nhân viên hoạt động từ xa.
Làm việc từ xa là một trong những nhu cầu cấp thiết nhất ở thời điểm này
Trong quá khứ, các công ty tận dụng server truyền thống như Windows file server để lưu trữ và đồng bộ hóa dữ liệu của công ty. Nếu nhân viên muốn truy cập vào server từ xa, chỉ có thể qua VPN. Cơ sở thường được thiết kế để cung cấp dịch vụ trong mạng của công ty. Vì vậy, đó là lý do tại sao rất nhiều công ty sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây lai (hybrid cloud) như sự kết hợp phổ biến nhất Windows file server và ổ cứng đám mây công cộng.
Sử dụng cách này, doanh nghiệp thường khó quản lý các tập tin, ứng dụng của bên thứ ba trên đám mây cũng thường gây ra sự cố rò rỉ dữ liệu bí mật. Vì vậy, nếu thiết lập server tại chỗ để lưu trữ và bảo vệ dữ liệu đồng thời có khả năng cho phép nhân viên truy cập từ xa, chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp và nhân viên IT giải quyết nhiều vấn đề.
NAS Synology - Người đồng hành tin cậy cho nhu cầu làm việc từ xa
Trong trường hợp này, một thiết bị lưu trữ mạng (NAS) có thể là giải pháp cho các doanh nghiệp đang vật lộn với các vấn đề nêu trên.
Ngoài ra, giải pháp đó kết hợp ưu điểm của Windows file server và Google Drive, cho phép truy xuất các tập tin qua ánh xạ ổ đĩa mạng (map network drive), máy tính đầu cuối đã được đồng bộ, cổng thông tin điện tử (web portal) hoặc ứng dụng di động mà không gặp rắc rối khi cài đặt dịch vụ VPN.
Cuối cùng, điều có thể gây ngạc nhiên là chi phí. Nếu sử dụng Windows file server hoặc đám mây công cộng, sẽ có giấy phép truy cập máy tính đầu cuối (CAL), giấy phép đăng ký định kỳ hay giấy phép SaaS. Một điểm đáng kể đúng là khi triển khai các giải pháp như Synology hầu hết các tính năng được đề cập đều hoàn toàn miễn phí.
Chưa rõ ràng mùa dịch này bao giờ mới hết, ngày càng có nhiều công ty đã buộc phải làm việc từ xa, cho dù họ đã sẵn sàng hay chưa. Để tiếp tục hoạt động và phòng chống COVID-19, doanh nghiệp nên ưu tiên cung cấp cho nhân viên của mình một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và ổn định để không chỉ đảm bảo hiệu suất công việc mà còn bảo vệ an toàn cho nhân viên và gia đình họ.