Thị trường linh kiện máy tính trên thế giới đang xảy ra rất nhiều sự cố khiến chúng trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Vậy nên, nó đã tác động lớn đến số lượng laptop được sản xuất khiến chúng trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết.
Trong giới công nghệ trên thế giới, COVID-19 có thể xem như một cú đấm bất ngờ,gây ảnh hưởng không có lợi cho đến tận thời điểm này. Sản xuất đình trệ để đảm bảo an toàn, và hệ quả cũng từ đó bắt đầu lan dần ở nhiều công đoạn sản xuất khác nhau, nhiều loại hình sản phẩm và hơn thế nữa.
Tình trạng khan hiếm chip đã lên tới đỉnh điểm
Dù là những con chip bán dẫn nhỏ xíu nhưng hiện nay cũng đang xảy ra tình trạng đầu cơ, tích trữ, đẩy giá lên cao,… loạn lạc như suốt một năm trở lại đây. Để rồi lúc này, ngay cả những thành trì sản phẩm ổn định nhất cũng sẽ khó lòng đứng vững, trong đó có cả những chiếc laptop - vị cứu tinh của thời buổi học online, làm việc remote.
Bằng cách này hay cách khác, hẳn nhiều anh em yêu công nghệ cũng đã nghe qua về tình trạng khan hiếm chip nhớ – thứ đang ngày càng trở nên trầm trọng do ảnh hưởng của COVID-19. Từ chỗ chỉ là những lần trì hoãn tạm thời do phải đóng cửa tránh dịch, các nguồn cung lúc này được cho là đang rơi vào khủng hoảng - dù đã có thể hoạt động trở lại.
TSMC – một trong những ông lớn trong ngành bán dẫn đang chiu thiệt hại nặng nề. Chỉ cần gián đoạn sản xuất trong thời gian đã khiến cho cơn khát chip nhớ lan dần sang càng nhiều lĩnh vực. Từ PC, smartphone như chúng ta vẫn biết; cho đến thiết bị điện tử gia đình và cả… xe tự hành; tất cả cứ như được sắp đặt mà cùng nhau bùng nổ về nhu cầu.
Chưa kể, số lượng các công ty có thể tự sản xuất chip đang ngày càng ít đi. Ví dụ như ở mảng smartphone thì cũng chỉ còn hai cái tên, do Huawei đã thông báo ngừng làm chip Kirin do thiếu vật liệu. Để rồi nhu cầu cứ thế được đẩy cho TSMC, Samsung, v.v.., và “điểm khủng hoảng” cũng đến gần hơn.
Huawei đã thông báo ngừng làm chip Kirin do thiếu vật liệu. Còn TSMC buộc phải cắt một phần dây chuyền chip nhớ sang phục vụ mảng ô tô do áp lực từ chính phủ; Apple “thâu” 80% dây chuyền 5nm, các hãng tranh nhau phần còn lại,… Những sự kiện như vậy diễn ra liên tục cứ như đổ thêm dầu vào lửa trong tình hình hiện tại. Và với tình trạng khan hiếm cả nguồn nước để sản xuất như tại Đài Loan – nơi mà TSMC đặt đại bản doanh thì có lẽ, cuộc khủng hoảng chip chỉ là câu chuyện đến sớm hay muộn mà thôi.
Cuối cùng, giá cả leo thang là hệ quả tất yếu. Và sớm thôi, sẽ gần như không còn loại hình sản phẩm điện tử nào ở trong vùng an toàn do bất kì sản phẩm điện tử nào cũng cần phải có mặt của vật liệu bán dẫn.
Với ảnh hưởng từ đại dịch và câu chuyện thâm hụt chip nhớ, có lẽ chúng ta đã quá quen với tình trạng khan hiếm + đội giá với các sản phẩm đời mới. Cách đây ít tháng, đó là PlayStation 5; còn giờ đây thì là card đồ hoạ với chất xúc tác là mức giá liên tục lên tới đỉnh của tiền ảo.
Card đồ hoạ là một trong những mặt hàng bị đội giá cao vì nhiều nguyên nhân khác nhau.Nhìn ngay tại thị trường Việt Nam, nhu cầu đào tiền ảo cùng tình trạng khan hiếm chung đã khiến cho nhiều dòng card bị đẩy lên rất ca. Một ví dụ điển hình có thể kể đến tuỳ chọn NVIDIA GTX 1660 Super, với mức giá hiện tại đang rơi vào khoảng 11 triệu Đồng - khá cao so với con số 7-8 triệu Đồng hồi hàng mới về nước ta. Hay với một cái tên khá là NVIDIA RTX 3070, giá bán ra lúc này cũng dao động ở mức 25 - 28 triệu Đồng tuỳ biến thể - cao hơn nhiều so với con số 15 triệu Đồng khởi điểm. Cùng với đó, nhiều đại lý cũng đã phải thêm các chính sách để hạn chế người dùng mua card số lượng lớn, tránh đầu cơ tích trữ.
Khi mà PC quá phụ thuộc vào card đồ họa mà card lại xảy ra tình trạng khan hiếm, đội giá đó thì laptop lại trở thành cứu cánh nhờ sự ổn định về giá cùng hiệu năng đảm bảo. Cũng chính vì vậy mà trong thời buổi làm việc từ xa, việc chọn mua laptop từ gaming tới ultrabook lại tăng cao đột biến. Nhưng với sự thiếu hụt của chất liệu bán dẫn thì laptop cũng đang bị đặt trong cảnh báo.
Nên mua laptop vào thời điểm này?
Cụ thể thì theo thông tin chim lợn được thì hàng loạt các thương hiệu như ASUS, Acer,… sẽ bắt đầu tăng giá 10% cho tất cả laptop chính hãng hiện có ngay sau ngày 31/03 tới. Thậm chí ngay lúc này, cũng có một số hãng đã điều chỉnh giá máy rồi. Nguyên do là vì cơn đói chip nhớ cũng đã nghiêm trọng hơn với laptop nói chung, vốn đã kéo dài kể từ các sản phẩm sử dụng phần cứng 7nm (VD: Ryzen 4000).
Tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm như vậy gần như luôn trong tình trạng cháy hàng; từ ultrabook cho tới các sản phẩm gaming đáng chú ý. Và mọi thứ hứa hẹn sẽ còn khó khăn hơn trong tương lai gần, với sự lên ngôi của các thế hệ CPU mới như Ryzen 5000-U hay Ryzen 5000-H.
Chưa kể ở mảng laptop gaming, card đồ hoạ RTX 3000 Mobile cũng đang có sức hút lớn.
Mặc dù Intel hợp tác TSMC nhưng nói về mức giá thì không sớm thì muộn thì nhưng chiếc laptop cũng bị đẩy nên. Điều này dẫn đến một hiện thực có phần trớ trêu: Bỏ ra số tiền lớn hơn thường lệ, nhưng vẫn phải giữ nguyên mức rủi ro hiện có khi mua hàng xách tay nói chung.
Tất nhiên, chính sách bảo hành tốt xấu vẫn là tuỳ cửa hàng bán mà thôi. Nhưng phải bỏ ra nhiều tiền hơn mà không thể nhận được hậu mãi tăng theo tỉ lệ thuận, đó hẳn sẽ là câu chuyện không dễ chịu gì.
Tạm kết
Nhìn chung với tình hình hiện tại về nguyên vật liệu, nguồn cung sản phẩm và hàng tá yếu tố khác; người dùng công nghệ đang bị đặt ở điểm cuối trong một chuỗi domino thị trường đầy khắc nghiệt. Và vẫn đề giá thành chắc chắn sẽ bị đẩy lên do sự thiếu hụt đó mà nhu cầu thì luôn gia tăng. Chưa kể tình hình dịch bệnh vẫn luôn là khó lường, liệu bao giờ chúng ta mới thoát khỏi vòng xoáy cung – cầu – giá ngặt nghèo này?
Vậy nên, với các bạn có nhu cầu mua laptop trong thời gian sắp tới thì không nên quá đắn đo. Hãy tìm hiểu ngay và lựa chọn cho mình mẫu laptop phù hợp ngay thời điểm này.