Trong thực tế, đó là bản chất của sức mạnh công nghệ hiện tại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng ta phải cắm sạc liên tục. Nếu pin điện thoại cạn kiệt nhanh hơn bình thường, hãy xác định thủ phạm và người dùng sẽ thoải mái hơn khi sử dụng.
Màn hình
Đây thực sự là nguyên nhân lớn nhất khiến pin smartphone nhanh chóng cạn kiệt, đặc biệt khi màn hình ngày càng sáng hơn, nhiều màu sắc hơn và lớn hơn. Mặc dù chúng đã được cải thiện nhiều nhưng những yếu tố này khiến smartphone của người dùng trở nên hao pin hơn.
Tuy công nghệ màn hình smartphone đang tiến bộ lên nhưng cho đến ngày mọi thứ được giải quyết hoàn toàn, cách tốt nhất là người dùng cần tiết kiệm năng lượng cho màn hình smartphone của mình. Một số cách giải quyết bao gồm điều chỉnh độ sáng màn hình thấp hơn; giảm tốc độ làm mới màn hình (đặc biệt với màn hình 120 Hz nên đưa về 60 Hz); giảm thời gian khóa tự động; bỏ hình nền động; và sử dụng nền màu đen nếu đang dùng iPhone hoặc điện thoại Android có màn hình OLED.
Sóng yếu
Đó là những thứ giết chết pin của smartphone một cách thầm lặng mà người dùng không hề để ý. Khi sóng yếu, điện thoại sẽ cố gắng tìm cách kết nối với sóng khiến pin tiêu hao rất nhiều, đặc biệt nếu kết nối với mạng không dây như 3G hoặc cả 4G.
Nhằm giải quyết vấn đề, tốt nhất người dùng nên chuyển nhà mạng bởi người dùng có thể sử dụng một mạng ở khu vực này mạnh nhưng không có nghĩa khu vực khác cũng mạnh tương tự. Tín hiệu sóng khác nhau theo từng khu vực, do đó hãy xem xét các mạng có kết nối sóng mạnh nhất cho khu vực sinh sống mà sử dụng.
Trong trường hợp vẫn gắn bó với nhà mạng đó, khi thấy sóng kết nối kém, hãy cho máy về chế độ máy bay để ngắt tất cả các kết nối với mạng khi cần tiết kiệm pin. Ngoài ra người dùng cũng nên sử dụng các bộ mở rộng mạng hoặc tăng tốc tín hiệu mà một số nhà mạng cung cấp để đảm bảo tín hiệu sóng luôn mạnh.
Ứng dụng và dịch vụ nền
Rất nhiều ứng dụng và dịch vụ nền làm tiêu hao pin smartphone, đặc biệt như YouTube. Game ngầm cũng ngốn pin vì nó sử dụng đồ họa trên thiết bị. Đừng nghĩ Facebook, Messenger hay Instagram sử dụng ít pin, bởi khi sử dụng chế độ nền chúng có thể ngốn dữ liệu di động, vị trí, gửi thông báo… Chưa kể là việc người dùng thường dành nhiều thời gian để sử dụng các ứng dụng này với bạn bè và gia đình.
Để khắc phục điều này, người dùng hãy hạn chế đến mức tối thiểu các ứng dụng trên điện thoại, đặc biệt các ứng dụng mà mình ít sử dụng vì đôi khi chúng hoạt động ở chế độ nền gây lãng phí pin.
Trong trường hợp vẫn phải cài những ứng dụng đó, hãy hạn chế đến mức tối đa hoạt động ở chế độ nền của ứng dụng đó nếu thấy pin đang bị tiêu hao rất nhiều. Những thay đổi này có thể được áp dụng trong phần thiết lập ứng dụng.
Mặc dù đã có những tranh cãi cho rằng đóng ứng dụng không phải là cách tốt nhất để tăng hiệu suất khởi động thiết bị nhưng thực tế là điều đó sẽ giúp giải phóng RAM cũng như hoạt động của nhiều phần cứng làm ảnh hưởng đến pin của điện thoại.
Người dùng cũng nên chú ý đến việc sử dụng ứng dụng và điều chỉnh lại việc dùng chúng, đặc biệt là chơi game, xem phim hay bớt truy cập mạng xã hội.
Các vấn đề khác
Ngoài ra còn có một số vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến thời lượng pin trên smartphone như GPS, Wi-Fi và Bluetooth; chụp ảnh hoặc quay phim nhiều bằng máy ảnh; dùng điện thoại trong thời tiết lạnh hoặc nóng; sử dụng hệ điều hành cũ thiếu bản vá cần thiết; hay đơn giản là sử dụng bộ sạc thiếu an toàn.
Đó là một vài lý do chính và phổ biến nhất khiến pin smartphone nhanh cạn kiệt. Nhìn chung, mọi thứ cũng phụ thuộc vào cách sử dụng điện thoại của người dùng ra sao.