1. Không mua những đời iPhone quá "già"
Những mẫu iPhone ra đời từ cách đây 4-5 năm thường đã không còn được sản xuất từ khoảng 2 năm trở lên rồi. Đáng chú ý hơn là những mẫu iPhone này cũng không còn được hỗ trợ nâng cấp phần mềm từ Apple.
Cho dù iPhone đã qua sử dụng dù cẩn thận lắm cũng khó tránh khỏi tác động của thời gian lên phần cứng của máy.
2. Xem xét tình trạng bên ngoài
Kiểm tra kĩ các góc cạnh và viền máy xem có bị va đập nhiều không, các con ốc có bị tháo mở cẩu thả...
Hãy chọn các máy có vỏ ngoài tương đối ổn, không bị xước sát nứt vỡ quá nhiều. Đặc biệt lưu ý các máy cũ nhưng có vỏ sáng bóng như máy mới vì có thể đó là vỏ lô dựng lại.
3. Kiếm tra phiên bản nhà mạng và tình trạng tài khoản
iPhone phiên bản lock sẽ có giá rẻ hơn đáng kể, nhưng bạn sẽ phải chịu những rủi ro trong việc "lách luật" để dùng mạng nội địa, chưa kể đến những hạn chế về cập nhật phần mềm.
Ngoài ra, hãy đảm bảo máy cũ không còn bị khóa bởi tài khoản của chủ cũ.
Cơ chế bảo mật iCloud của Apple rất chặt chẽ, nếu chủ nhân cũ hoặc người bán không đảm bảo được việc máy bán ra trong tình trạng gốc không có tài khoản, tuyệt đối không nên chọn mua các loại máy này.
4. Cân nhắc kĩ về giá cả
Nếu giá quá thấp, nên cảnh giác vì có thể đó là hàng ăn cắp, hàng dựng cũ hoặc hỏng hóc quá nhiều. Nếu giá quá cao, hãy thử tìm thêm vài lựa chọn khác hợp lý hơn.
Còn với mức giá ổn định và vừa với túi tiền, hãy tiếp tục kiểm tra máy theo những "quy chuẩn" đã nêu ở trên trước khi đi tới điều kiện cuối cùng.
5. Thời hạn bảo hành và đổi trả
Luôn lựa chọn cửa hàng/người bán có uy tín đã được đảm bảo, và yêu cầu một thời hạn dùng thử máy để được đổi trả nếu có lỗi phát sinh.
Tuy thời hạn bảo hành đổi trả cho các máy cũ sẽ ngắn hơn nhiều so với hàng mới, nhưng nó vẫn đủ để bạn phát hiện ra lỗi trong quá trình sử dụng.