Nhìn chung, năm 2019 là một năm khá triển vọng cho điện thoại thông minh. Tuy nhiên, với rất nhiều nhà sản xuất, thiết bị, công nghệ mới và cuộc đua đang trở nên khốc liệt hơn, sẽ có không ít các sản phẩm và thành tựu công nghệ thất bại.
Dưới đây là những thất bại công nghệ tiêu biểu trong năm 2019.
1. Nokia 9 PureView
Đây là một thiết bị được dự đoán sẽ làm thay đổi cái nhìn của người tiêu dùng và giới công nghệ về sản phẩm cộp mác Nokia. Được trang bị tổng cộng 5 camera sau, PureView mới được đánh giá là một máy quay tuyệt vời. Điện thoại sử dụng năm cảm biến 12 MP phát sáng cùng lúc khi nhấn chụp, sau đó ghép các bức ảnh lại với nhau để hình ảnh đạt được độ chi tiết và phơi sáng tuyệt vời.
Tuy nhiên, trải nghiệm thực tế không hề như quảng cáo. Đầu tiên, ứng dụng camera hoạt động chậm và quá trình xử lý mất khá nhiều thời gian. Đôi khi cụm camera này còn tạo ra các sai lệch kỳ lạ trong các bức ảnh. Thêm vào đó, ảnh của Nokia 9 PureView trông không đẹp hơn hoặc khác biệt so với bất kỳ flagship chính nào khác. Và vào ban đêm, ảnh chụp của máy thực sự tồi tệ hơn các “đối thủ” cạnh tranh.
2. Máy quét vân tay siêu âm của Samsung
Thế hệ đầu tiên của máy quét vân tay trên màn hình xuất hiện vào năm 2018 thuộc loại "quang" - cảm biến được đặt dưới kính và bất cứ khi nào người dùng đặt ngón tay lên đó, một phần nhỏ của màn hình sẽ sáng lên cho phép máy quét "nhìn" và đọc bản in. Chúng vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay bởi các thương hiệu khác nhau và đã trở nên khá tốt khi nói về tốc độ và độ chính xác.
Tuy nhiên, Samsung đã chọn đi một con đường khác. Công nghệ của Samsung là một máy quét dấu vân tay siêu âm, sử dụng kết hợp các thành phần phức tạp để gửi xung âm thanh, đưa nó ra khỏi ngón tay và sau đó quét bản đồ 3D. Được biết, công nghệ này an toàn hơn so với công nghệ quang học và cũng sẽ hoạt động ổn định cho dù ngón tay bị ướt, dính dầu mỡ hay bị nhòe.
Ngược lại, trên thực tế, cảm biến vân tay siêu âm trên các dòng Galaxy S10 và Galaxy Note 10 khiến người dùng phải thất vọng. Công nghệ này thường thất bại trong lần quét đầu tiên và thường mất thời gian khá lâu để đăng ký dấu vân tay. Giới chuyên gia hy vọng rằng thế hệ thứ hai sẽ cải thiện những vấn đề đó vào năm 2020.
3. Màn hình gập lại tương lai
Năm 2019 bắt đầu khá mạnh mẽ với không chỉ một mà hai công ty lớn tiết lộ những chiếc điện thoại có màn hình gập lại. Đó là Samsung Galaxy Fold và Huawei Mate X. Cả hai thiết bị đều đã được bán ra nhưng ban đầu đều gặp trục trặc.
Galaxy Fold buộc phải trì hoãn thời gian bán ra tới 5 tháng để thực hiện các cải tiến. Mặc dù vậy, ngay khi trở lại thị trường, chiếc smartphone cao cấp này của nhà Sam đang tạo ra doanh số vô cùng ấn tượng.
Thì Huawei Mate X ... được cho là sẽ ra mắt vào tháng 9 nhưng cũng bị trì hoãn đến tận tháng 11. Trên hết, Huawei đang gặp khó khăn trong việc bán hàng ở các thị trường quốc tế. Hiện Mate X đã ra mắt tại Trung Quốc trên kênh bán hàng trực tuyến và nhanh chóng được bán hết nhưng không rõ số lượng bao nhiêu.
4. Điều hướng cảm ứng
Cả LG và Google đã tấn công vào điều hướng cử chỉ không khí trong năm nay. "Camera Z" của LG G8 ở mặt trước đã được sử dụng để phát hiện bàn tay của người dùng khi di chuyển trên màn hình. Từ đó, người dùng có thể hất cổ tay sang trái hoặc phải để khởi chạy ứng dụng hoặc điều khiển đa phương tiện hoặc xoay cổ tay theo chuyển động xoay để điều khiển âm lượng. Đáng tiếc, tính năng Air Motion của G8 hiếm khi kích hoạt khi người dùng mong muốn.
Sau đó, Pixel Pixel 4 của Google cũng được tích hợp chip radar nhỏ xíu, cho phép phát hiện chuyển động của tay xung quanh điện thoại. Đó là kết quả của Dự án Soli của Google - một nỗ lực lâu dài để phát triển giao diện tương tác cảm ứng. Về cơ bản, radar của Pixel 4 giúp người dùng thay đổi bài hát và hủy cuộc gọi bằng cách vẫy trước màn hình. Tính năng này cũng giúp quét khuôn mặt nhanh hơn vì radar sẽ phát hiện khi người dùng chuẩn bị nhấc điện thoại. Tuy vậy, giống như G8, tính năng của Google không thu hút sự chú ý của truyền thông và người dùng.