Khi tìm kiếm phương tiện lưu trữ, có rất nhiều lựa chọn tốt. Vì vậy, cho dù bạn muốn dung lượng lớn, hiệu suất siêu nhanh hay tính di động, thì vẫn có những lựa chọn hoàn hảo.
Nhưng mức độ đáng tin cậy của những phương tiện truyền thông này khác nhau như thế nào? CD và DVD không tồn tại mãi mãi. Còn ổ cứng và ổ SSD thì sao? Chúng sẽ tiếp tục hoạt động trên máy tính của bạn trong bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
HDD
Ổ cứng dựa vào một loạt các bộ phận chuyển động - đĩa quay được đọc bởi một tay đòn chuyển động có đầu từ tính. Giống như bất cứ thứ gì có bộ phận chuyển động, cuối cùng ổ cứng sẽ bị hỏng theo thời gian.
Nguyên nhân rất đa dạng, từ cắt điện hoặc tăng điện áp đột ngột, chấn động vật lý cho đến lỗi sản xuất. Việc sử dụng thường xuyên, ma sát hoặc các lỗi vật lý khác, sẽ là lý do khiến bạn cần phải thay thế ổ cứng trước khi có bất kỳ dấu hiệu xuống cấp nào khác xuất hiện.
Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể tìm cách sửa ổ cứng đã "chết" để khôi phục dữ liệu. Một nghiên cứu năm 2021 của công ty lưu trữ đám mây BackBlaze đã xem xét hơn 200.000 ổ đĩa và phát hiện ra rằng trong 3 năm rưỡi đầu tiên, khoảng 2% ổ thường bị lỗi, rất có thể do lỗi sản xuất. Báo cáo tiết lộ rằng 90% ổ tồn tại được trong 4 năm, nhưng chỉ 65% vượt quá mốc 6 năm.
Bên cạnh đó, theo báo cáo, tuổi thọ của ổ cứng giảm với tốc độ ổn định từ 2 đến 2,5% trong 4 năm đầu tiên, sau đó tốc độ ngày càng tăng dẫn đến chỉ 65% ổ cứng còn sống sót vào năm thứ 6. Nhưng nếu ổ không được sử dụng - nghĩa là bạn chỉ sao chép dữ liệu của mình vào đó rồi cất đi - thì ổ có thể tồn tại trong nhiều năm.
SSD
SD không chứa các bộ phận chuyển động như ổ cứng. Không có đĩa quay, tay đòn và đầu từ tính, các chip flash được sử dụng ở vị trí của những bộ phận này.
Điều này có nghĩa là ổ SSD không dễ bị hỏng như ổ cứng. Ngoài ra, độ bền tăng thêm mang lại cho SSD một lợi thế rõ ràng về độ tin cậy, đặc biệt là khi bị va đập hoặc tiếp xúc với điều kiện môi trường ít tối ưu hơn. Chúng cũng không bị ảnh hưởng bởi nam châm.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng các thành phần khác trong SSD cũng giống như những thành phần trong ổ cứng và có nhiều khả năng bị hỏng. Ổ SSD cũng rất dễ bị mất nguồn, dẫn đến hỏng dữ liệu hoặc thậm chí là hỏng chính ổ đó. Với việc các ổ SSD vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, có thể sẽ phải mất vài năm nữa chúng ta mới có được bức tranh chân thực về khả năng hoạt động của chúng khi sử dụng nhiều lần.
Tuổi thọ của mỗi memory block trong SSD được giới hạn trong một số chu kỳ ghi nhất định, có nghĩa là số lần một phần dữ liệu có thể được lưu trữ vào nó. Số lượng chu kỳ sẽ là một vài nghìn trên hầu hết các ổ. Điều này nghe có vẻ cực kỳ thấp nhưng không thực sự là một vấn đề trong các ổ SSD hiện đại. Không giống như ổ cứng truyền thống, SSD sử dụng một kỹ thuật gọi là Wear leveling để đảm bảo rằng mỗi memory block được sử dụng trước khi chu kỳ bắt đầu lại ở block đầu tiên.
Trừ khi bạn đang viết hàng chục gigabyte dữ liệu mỗi ngày và thực hiện liên tục trong vài năm, bằng không bạn sẽ không đạt đến giới hạn về chu kỳ ghi. Ngay cả khi bạn đã làm vậy, bộ nhớ sẽ trở thành chỉ đọc, vì vậy dữ liệu của bạn vẫn có thể truy cập được.
Tất cả điều này có nghĩa SSD là sự lựa chọn tuyệt vời để lưu trữ hàng ngày so với HDD, miễn là bạn chấp nhận ưu tiên hiệu suất lớn hơn dung lượng và mức giá tương đối cao của ổ SSD.
Nói chung, SSD được mong đợi sẽ có tuổi thọ cao hơn HDD trong các trường hợp sử dụng chung. Tuy nhiên, SSD có thể lưu trữ dữ liệu trong bao lâu phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm số chu kỳ ghi đã được sử dụng, loại bộ nhớ flash được sử dụng trong ổ, điều kiện lưu trữ, v.v…
Nghiên cứu chung của Google và Đại học Toronto cho thấy rằng số ổ SSD cần thay thế ít hơn 25% so với HDD trong thời gian nhiều năm. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng 20 – 63% ổ gặp phải ít nhất một lỗi không thể sửa chữa trong 4 năm đầu tiên.
(Tham khảo QTM)
http://kenhtingame.com/o-cung-co-tuoi-tho-khong-dung-bao-lau-se-hong-20220618144038655.chn