Ryzen 5 3400G - Làm việc, chơi game eSport mà không cần đến card màn hình rời

Ryzen 5 3400G - CPU được tích hợp card đồ họa thỏa mãn như cầu esport

Trong thời buổi giá card đồ họa tăng cao kỉ lục như hiện nay thì với như cầu văn phòng cơ bản hàng ngày hay các game thủ muốn lựa chọn cho mình 1 cấu hình với mức giá vừa phải mà có thể chiến game trung bình thì nên chọn cấu hình như thế nào để phù hợp nhất? Một chiếc card đồ họa rời có lẽ là điều quá khó khăn.

Đó có lẽ là những câu hỏi mà người dùng đang phân vân khi muốn đầu tư cho mình một bộ máy mới. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho mọi người lựa chọn bộ vi xử lý và các linh kiện liên quan có hiệu năng mạnh để đáp ứng những yêu cầu trên cùng mức giá phù hợp với hầu bao của người dùng nhé.

AMD lần đầu tiên quyết định tích hợp card đồ họa lên chiếc cpu Ryzen của mình là thế hệ 2000 Series với hậu tố G với mong muốn cung cấp hiệu năng đủ mạnh giúp người dùng có thể thoải mãi thao tác với các tác vụ hàng ngày và có thể chơi game nhẹ nhàng. Sau sự thành công của thế hệ 2000 series thì ần lượt các sản phẩm APU của AMD như 3400G, 4650G hay mới nhất là những APU 5000 series cũng tiếp tục được giới thiệu đến người dùng. Lựa chọn những dòng sản phẩm mới nhất cũng đồng nghĩa với việc người dùng nhận được nhiều công nghệ mới và bên cạnh đó là giá cả cũng sẽ cao hơn.

Vậy nên, với những nhu cầu không quá cao, việc lựa chọn một chiếc APU thế hệ cũ sẽ giup người dùng tiết kiệm được kha khá chi phí mà vẫn đảm bảo được nhu cầu. Và chiếc CPU Ryzen 5 3400G xứng đáng được gọi tên. Và trong bài viết này, chúng ta phân tích kĩ càng hiệu năng của chiếc CPU này nhé!


I – Giới thiệu và lựa chọn linh kiện
Ryzen 5 3400G được thiết kế dựa trên vi kiến trúc Zen+ và sử dụng tiến trình 12nm, được tối ưu hóa, mang lại những cải tiến vững chắc cho xung nhịp CPU, GPU. Bên cạnh đó, AMD cũng cho phép người dùng có thể ép xung CPU, GPU và bộ nhớ nhằm đánh bại các hệ thống sử dụng card đồ họa tích hợp trong cùng phân khúc.


Ryzen 5 3400G có mức xung nhịp đơn nhân tối đa là 4.2GHz và xung nhịp tất cả các nhân là 4GHz. Mức xung đồ họa tích hợp cũng được nâng lên 1250MHz so với Ryzen 5 2400G là 1250MHz. Bộ nhớ đệm L3 của 3400G là 4MB và ram được hỗ trợ là DDR4 với mức bus 2933 MHz.


Với Ryzen 5 3400G, một chiếc bo mạch chủ phổ thông như A320 hay mainboard tầm trung B450 đều có thể đáp ứng tốt nhưng tốt nhất nên chọn B450 để có thể tối ưu hết hiệu năng của ram. Trong bài viết, mình sẽ sử dụng bo mạch chủ Asus Strix B450-F. Vì sao là chiếc bo mạch chủ này? Đây là một trong những bo mạch chủ cao cấp sử dụng chipset B450 với nhiều khả năng nâng cấp cho người dùng. Đồng thời nó cũng sở hữu ngoại hình bắt mắt và đậm chất gaming.


Asus Strix B450-F được trang bị 4 khe cắm ram, hỗ trợ ram DDR4 với tốc độ tối đa lên đến 3200MHz. Với xu hướng led RGB trên máy tính ngày nay, Strix B450-F được tích hợp chân cắm led trên bo mạch chủ có khả năng đồng bộ hệ thống led thông qua hệ sinh thái Aura Sync. Là trợ thủ đắc lực cho game nhờ chip xử lý âm thanh SupremeFX và mạng Gigabit giúp việc trải nghiệm game được tối ưu hơn.

Bộ nhớ ram được mình sử dụng trong bài viết là GSkill SniperX DDR4 2x8GB Bus 3400. Giá ram ở thời điểm hiện tại đã khá tốt và nhu cầu ngày nay 8GB có lẽ là không đủ cho người dùng. Vì vậy, kit ram 16GB sẽ thoải mái hơn để người dùng không phải lúng túng trong quá trình sử dụng.


Về bộ nhớ lưu trữ, một chiếc SSD là không thể thiếu để có thể tối ưu tốc độ khởi động hệ điều hành cũng như giảm thời gian chờ khi mở ứng dụng. Với nhu cầu cơ bản, một chiếc SSD 2,5inch 240GB là đủ cho hệ điều hành cùng các ứng dụng, game online phổ thông.

Tiếp theo sẽ là bộ nguồn cho hệ thống nói trên. Với Ryzen 3400G không sử dụng card đồ họa rời, nguồn 500W công suất thực dư sức cho bộ máy có thể hoạt động trong thời gian dài. Đồng thời nó cũng cung cấp khả năng gắn thêm card đồ họa tầm trung về sau. Cuối cùng sẽ là vỏ case để chứa tất cả những linh kiện ở trên. Thị trường case hiện tại có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu cho người dùng lựa chọn. Tùy vào sở thích cá nhân mà bạn sẽ lựa chọn chiếc case phù hợp với mình. Chỉ cần lưu ý đến khả năng gắn mainboard của case, case càng thông thoáng càng tốt là được.
Như vậy là chúng ta đã hoàn chỉnh phần lựa chọn linh kiện để ráp thành một bộ máy. Phần tiếp theo mình sẽ gắn các linh kiện trên và bắt đầu test hiệu năng của bộ máy này nhé.
II – Hiệu năng
Cấu hình chi tiết:
_ CPU: AMD Ryzen 5 3400G
_ Main: Asus Strix B450-F Gaming
_ Ram: GSkill SniperX 2x8GB Bus 3400
_ SSD: M.2 Sata 240GB
_ GPU: AMD Radeon Vega 11


CPU-Z
Đầu tiên là phần test hiệu năng CPU đơn giản bằng ứng dụng CPU-Z. Người dùng có thể dễ dàng tự đánh giá hiệu năng PC của mình.


Điểm CPU (Single Thread): 440.5 điểm
Điểm CPU (Multi Thread): 2228.7 điểm
Cinebench R20
Cinebench là một bộ thử nghiệm đa nền tảng trong thế giới thực để đánh giá khả năng phần cứng của máy tính trong việc Render hình ảnh.


Điểm CPU (Single Core): 366 pts
Điểm CPU (Multi Core): 1635 pts
Cinebench R23
Những cải tiến đối với Cinebench Release 23 phản ánh những tiến bộ tổng thể đối với CPU và công nghệ Render trong những năm gần đây, cung cấp phép đo chính xác hơn về khả năng tận dụng nhiều lõi CPU và các tính năng vi xử lý hiện đại của Cinema 4D dành cho người dùng bình thường


Điểm CPU (Single Core): 941 pts
Điểm CPU (Multi Core): 4175 pts
Passmark Performance Test
PassMark PerformanceTest là một công cụ phần mềm cho phép người dùng nhanh chóng đánh giá hiệu suất của máy tính của mình và so sánh nó với một số tiêu chuẩn hệ thống máy tính cơ bản


CPU
Điểm CPU: 8557 điểm
2D Mark
Điểm 2D: 496 điểm
3D Mark
Điểm 3D: 1767
3DMark
3DMark là một công cụ đo điểm chuẩn máy tính được tạo ra và phát triển bởi UL, để xác định hiệu suất của khả năng kết xuất đồ họa 3D và xử lý khối lượng công việc CPU của máy tính. Chạy 3DMark tạo ra điểm 3DMark, với số cao hơn cho thấy hiệu suất tốt hơn
Time Spy


Điểm tổng: 1136 điểm
Điểm đồ họa: 1017 điểm
Điểm CPU: 3384 điểm

MỤC LỤC [Hiện]