Năm 2016, một nhân viên của Ngân hàng CITIC ở Quảng Đông (Trung Quốc) phát hiện một “khách hàng lớn” vừa đến gửi tiền và rời đi đã quay trở lại, không ngờ khách hàng lại chạy tới quầy và nói một câu khó tin: "Ai đã lấy tiền của tôi?''.
Hóa ra là vào buổi sáng, khách hàng lớn này là ông Zheng vừa đăng ký làm thẻ tiết kiệm tại ngân hàng và gửi tổng cộng 6 triệu NDT (khoảng 20,8 tỷ đồng). Đến buổi trưa, đột nhiên, điện thoại của ông reo lên và một loạt thông báo tin nhắn hiện lên.
Điều mà ông Zheng không ngờ tới là, tin nhắn ông nhận được là thông báo tài khoản tiết kiệm bị trừ 4,7 triệu NDT (khoảng 16,3 tỷ đồng). Ông Zheng rất sốc, ông không hề đụng tới số tiền 6 triệu NDT vừa gửi tiết kiệm sáng nay, vậy ai đã lấy đi số tiền này.
Ông đã ngay lập tức gọi điện báo ngân hàng nhưng ngân hàng thông báo mọi hoạt động đều diễn ra bình thường, ngân hàng yêu cầu ông tự kiểm tra lại. Đến chiều, ông thấy số tiền chỉ còn 690 NDT (khoảng 2,4 triệu đồng).
Nhìn thấy tình trạng này, ông lao đến ngân hàng, ông chỉ đứng trước quầy và không thực hiện bất kỳ thao tác nào, nhân viên ngân hàng nhìn thấy điều này đã rất sốc và ngay lập tức đề nghị đóng băng tài khoản ngay lập tức, nhưng ông Zheng đã bác bỏ đề nghị này.
Ông tin rằng vì nhân viên ngân hàng cũng đã nhìn thấy tình huống này nên họ chắc chắn sẽ bù đắp tổn thất cho ông. Ông nghĩ rất có thể chỉ là hệ thống ngân hàng có vấn đề, sau khi hệ thống được sửa chữa, ông có thể lấy được toàn bộ số tiền.
Mãi chưa thấy ngân hàng thông báo gì, lúc này ông bắt đầu thực sự hoảng sợ vì ngân hàng không có biện pháp nào để bù đắp cho ông. Lúc này ông đang ở ngoài thành phố đàm phán kinh doanh, không biết phải làm thế nào nên sau khi làm xong ông phải gọi điện đến ngân hàng để tìm hiểu tình hình.
Lúc đầu nhân viên ngân hàng nói sẽ tìm cách giải quyết cho ông sớm nhất có thể, nhưng sau đó họ lại nói rằng tình trạng này không liên quan gì đến ngân hàng. Nhận thấy ngân hàng đang chuẩn bị trốn tránh trách nhiệm, ông Zheng không còn cách nào khác là phải gọi cảnh sát.
Cảnh sát nhanh chóng vào cuộc điều tra, sau khi điều tra, ngân hàng quả thực không có vấn đề gì. Tuy nhiên, liên quan đến khoản tiền của ông Zheng bị mất tích, cảnh sát đã sớm có bước đột phá mới. Có một công ty ở Thượng Hải (Trung Quốc) chủ yếu kinh doanh điện nước, cảnh sát chịu trách nhiệm điều tra phát hiện số tiền trong tài khoản của ông Zheng đã chuyển vào tài khoản của công ty.
Sở dĩ ngân hàng tìm được sao kê không có vấn đề gì chính là vì tiền của ông Zheng đã được chuyển khoản thanh toán thay mặt ông. Và số tiền đã được chuyển dưới danh nghĩa thanh toán hóa đơn điện nước.
Cảnh sát hỏi ông Zheng về tình hình, ông có hợp tác với công ty này và ký hợp đồng thanh toán nào không? Ông Zheng nói rằng ông chưa bao giờ nghe nói đến công ty Thượng Hải (Trung Quốc) này.
Sau khi tìm hiểu sự việc, cảnh sát tiếp tục điều tra và cuối cùng phát hiện ra điểm đáng ngờ. Mặc dù công ty ở Thượng Hải này có quy mô hoạt động lớn và bề ngoài có vẻ rất hình thức, nhưng ngay từ năm ngoái, công ty này đã không còn tồn tại.
Công ty đã đóng cửa, vậy tiền của ông Zheng làm cách nào để chuyển vào tài khoản của công ty? Các sĩ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ nhận thức sâu sắc rằng công ty Thượng Hải này có thể dính líu đến tội phạm lừa đảo. Có rất nhiều nghi vấn xung quanh vụ án này nhưng trong quá trình cảnh sát điều tra sâu hơn, sự thật dần được sáng tỏ.
Hóa ra tiền của ông Zheng thực sự đã được công ty này ở Thượng Hải (Trung Quốc) chuyển đi bằng hình thức lừa đảo. Công ty này đã sử dụng một số phương tiện để chuyển tiền gửi của ông Zheng từ Ngân hàng CITIC sang Ngân hàng Minsheng bằng máy POS (đây là máy được tạo ra để lừa đảo tiền trên mạng). Nạn nhân không chỉ có ông Zheng mà còn có nhiều người khác bị đánh cắp tài khoản.
Trong trường hợp này, việc công ty Thượng Hải giả mạo hợp đồng thanh toán là bất hợp pháp, nhưng lý do khiến họ chuyển tiền thành công có liên quan đến những sơ hở của bản thân ông Zheng khiến app ngân hàng trên điện thoại bị tấn công bởi mã độc.
Vì ông là doanh nhân nên hàng ngày nhận được rất nhiều tin nhắn rác, trong số tin nhắn rác ông nhận được có một số tin nhắn có chứa đường link có mã độc. Hơn nữa, việc không sử dụng phần mềm bảo vệ thông tin trên điện thoại khiến điện thoại của ông dễ dàng bị mã độc đánh cắp thông tin.
Ông Zheng cho biết, đúng là ông nhiều lần cập nhật link được gửi từ tin nhắn điện thoại. Vì là người kinh doanh nên khi nhận được tin nhắn người khác gửi đến ông đều đọc. Một lần ông nhấp vào link lạ nhưng thông tin hiện ra là một trang web trắng, ông thoát ra và chẳng suy nghĩ gì. Cảnh sát cho biết có thể điều này đã khiến điện thoại của ông bị nhiễm mã độc.
Thủ đoạn này đã lâu nhưng đến nay vẫn có người trở thành nạn nhân, cảnh sát cảnh báo, một thủ thuật của những hacker khi cài phần mềm độc hại đến thiết bị luôn nhằm mục đích cố gắng phát tán nó càng nhiều càng tốt. Các mã độc khi được cài vào máy có thể được cấp quyền truy cập vào danh sách liên hệ của bạn bao gồm email, số điện thoại hoặc các tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng.
Khi thấy điện thoại có dấu hiệu bất thường như tốn pin hơn bình thường, máy chạy chậm hơn.... do lỡ nhấp vào link lạ thì cần tìm đến cơ quan chức năng để được kiểm tra. Đặc biệt, khi mọi người khi gửi tiền và thấy khoản tiền có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho cơ quan gần nhất để được giải quyết kịp thời.
Nguồn: Baijiahao