Trang AnandTech - một trang web chuyên đánh giá chi tiết các sản phẩm của Apple, vừa công bố một bài đánh giá về con chip A12 Bionic trên chiếc iPhone XS và XS Max, là những sản phẩm mới nhất của Apple và cho rằng: đây là một "SoC quái thú".
Theo đó, chip A12 Bionic trên hai chiếc iPhone XS và XS Max gần như tương đương với CPU của những dòng desktop tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đây là con chip thương mại đầu tiên được sản xuất trên quy trình 7nm của "Táo khuyết", theo trang MacRumors.
Theo AnandTech, chip A12 được trang bị một bộ tăng tốc thần kinh cải tiến cùng một hệ thống đệm được tái thiết kế, và theo như lý giải của Apple, đó là sự thay đổi lớn nhất kể từ khi nó được giới thiệu trên những dòng chip A7 - những thay đổi đáng kể trong nhân CPU và tính năng nén bộ nhớ cho GPU. Tất cả những yếu tố này đã góp phần mang đến những cải thiện ấn tượng về mặt hiệu năng cho dòng chip mới A12 Bionic.
Sơ đồ con chip A12 Bionic trên iPhone XS/XS Max. |
Theo kết quả benchmark SPECint2006, chip A12 thực thi tốt hơn 24% so với chip A12 trên các thiết bị thế hệ trước. Xét về mặt tiết kiệm năng lượng, chip A12 cải thiện 12%, nhưng với những tác vụ đòi hỏi nhiều bộ nhớ, mức tiêu thụ năng lượng tăng cao, từ mức trung bình khoảng 3.36W trên A11 lên 3.64W trên A12.
Còn với kết quả benchmark SPECfp, cho thấy mức hiệu năng trung bình của chip A12 đã tăng 28%, và cùng với đó, những tác vụ có mức cải thiện lớn đều tiêu thụ năng lượng nhiều hơn trước đây.
Qua các bài test (benchmark) của AnandTech, các chuyên gia nhận xét rằng, những cải tiến trong lõi Vortex và kiến trúc của chip A12 đã "mang lại một lợi thế cao hơn nhiều" về mặt hiệu năng so với những gì Apple quảng cáo. Chip A12 của Apple còn đánh bại những con SoC Android tốt nhất hiện thời cả về hiệu năng lẫn mức tiết kiệm năng lượng.
Kết quả benchmark chip A12 Bionic của Apple và sự so sánh với một số bộ xử lý khác. |
AnandTech đã nói rằng, điều này làm họ khá ngạc nhiên khi chứng kiến chip A12 và chip A11 thế hệ trước có hiệu năng gần ngang ngửa với các CPU desktop - với "khoảng cách rất nhỏ", và cho đến khi SoC di động của Apple qua mặt những CPU desktop nhanh nhất - khi xét về mặt hiệu năng đơn luồng.
Cũng trong bài đánh giá này, AnandTech còn chỉ ra rằng, Apple đã cải thiện hiệu năng trên các thiết bị cũ trước đây bằng cách tweak hiệu năng mở rộng. Ví dụ, chip A9 trên iPhone 6s cần 435ms để CPU đặt tần số tối đa, nhưng ở bản iOS 12, thời gian này đã giảm xuống chỉ còn 80ms mà thôi.
Những cải tiến tương tự cũng được Apple thực hiện với A10 (từ 400ms lên còn 210ms), nhưng với A11 thì sự thay đổi này lại ít đáng kể hơn.
Nói chung, AnandTech đã nhận định rằng, iPhone XS và XS Max là "một cú nhảy vọt" trong dòng sản phẩm iPhone của Apple, với một "SoC quái thú" mang đến mức cải thiện hiệu năng lên đến 40%.
"Bộ phận marketing của Apple rõ ràng đã khiêm tốn khi nói mức cải thiện hiệu năng này chỉ là 15%, trong khi rất nhiều tác vụ đã cho thấy mức cải thiện hiệu năng ước tính khoảng 40%, trong một số trường hợp thậm chí còn cao hơn". Và, "CPU của Apple đã quá mạnh, chúng chỉ còn cách các CPU desktop tốt nhất một khoảng nhỏ mà thôi." - trang web AnandTech nhận định.