Các thuật ngữ như Refresh Rate vs FPS thường được sử dụng để mô tả hiệu suất chơi game, nhưng chúng có nghĩa là gì? Quan trọng hơn, chúng có tạo ra sự khác biệt khi bạn ở trong trận đấu không?
MỤC LỤC [Hiện]
Số khung hình trên giây hay frames-per-second và thường được biết đến với tên viết tắt FPS là một thuật ngữ dùng để chỉ số khing hình mà PC của bạn có thể hiển thị được trên mỗi giây. Nói cách khác nó giúp người dùng xác định xem mỗi giây card màn hình của bạn có thể xử lý được bao nhiêu lượng hình vẽ để hiển thị.
Hầu hết mọi người chỉ có thể xử lý các hình ảnh đơn lẻ với tốc độ 10 đến 12 khung hình / giây và bất kỳ thứ gì nhanh hơn trông giống như nó đang chuyển động. Đây là cách video hoạt động; nhiều khung hình hơn mỗi giây tương đương với hình ảnh mượt mà hơn. Chỉ số FPS càng cao chứng tỏ card đồ họa càng mạnh, chất lượng hiển thị của màn hình sẽ càng mượt mà, ít giật lag.
CPU và GPU của PC đảm đương nhiệm vụ tính toán textures, physics và vị trí của hình ảnh trên màn hình và hiển thị từng khung hình cho phù hợp. Vì các trò chơi cũng có các yêu cầu đồ họa và cài đặt hình ảnh khác nhau từ thấp đến cao, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến số FPS do PC tạo ra.
Máy tính có phần cứng cũ hơn thường có thể vật lộn với hình ảnh phức tạp mà các trò chơi hiện đại yêu cầu và gây ra hiện tượng giật hình và tốc độ khung hình thấp, tác động tiêu cực đến trải nghiệm chơi game.
Tốc độ làm mới (Refresh Rate)
Về mặt kỹ thuật, thông số Refresh Rate nghĩa là số lần trên một giây tín hiệu hiển thị trên màn hình làm mới lại các hình ảnh. Nó được đo bằng đơn vị Hertz (Hz), con số này càng cao thì nghĩa là số lần làm mới tín hiệu hình ảnh càng nhiều.
Phụ thuộc vào chất lượng, nhà sản xuất màn hình cũng như khả năng đáp ứng tín hiệu từ phía VGA – Card màn hình mà số Refresh Rate này bạn có thể điều chỉnh tùy ý. Việc điều chỉnh Refresh Rate trên các dòng màn hình cũ khá khó, vì thường nó cố định, còn với các loại màn hình hiện đại ngày nay, cùng với sự ra đời của nhiều phân khúc VGA cũng như hệ điều hành hỗ trợ thì việc này trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.
Điều lý tưởng nhất là Refresh Rate của màn hình phải bằng với FPS do PC tạo ra để tránh hiện tượng lag giật khung hình. Nhiều game thủ sử dụng công nghệ đồng bộ thích ứng như G-Sync của NVIDIA để phù hợp với FPS của GPU và Refresh Rate của màn hình. Đồng bộ hóa cả hai sẽ giảm hiện tượng xé hình và mang lại trải nghiệm hình ảnh mượt mà, không có lag.
Cần lưu ý rằng bất kể FPS của máy tính của bạn có nhanh như thế nào đối với trò chơi yêu thích của bạn, thì Refresh Rate của màn hình cũng bị giới hạn bởi tốc độ làm mới của chính nó. Vì vậy, nếu PC của bạn sở hữu card RTX 3090 có thể "đẩy" 200 FPS cho một trò chơi như Valorant, màn hình sẽ giới hạn Refresh Rate ở mức 60Hz nếu đó là tốc độ làm mới tối đa của nó. Mặt khác, nếu bạn có GPU cũ hơn chỉ có thể "đẩy" khoảng 60 FPS, bạn sẽ không tận hưởng được lợi ích của màn hình 360Hz vì phần cứng của bạn không thể phù hợp với hiệu suất của nó.
Hầu hết các màn hình tiêu chuẩn đều có Refresh Rate là 60Hz để thực hiện các tác vụ hàng ngày hoặc xem video. Màn hình gaming đưa mọi thứ đi xa hơn, cung cấp tốc độ làm mới từ 120 đến 360Hz, nhưng chúng yêu cầu card đồ họa mạnh mẽ có khả năng hiển thị hình ảnh 3D phức tạp để phát huy hết tiềm năng của chúng.
Một số màn hình nhanh nhất trên thị trường như Acer Predator X25 và Asus ROG Swift PG259QNR, có Refresh Rate ở mức 360 Hz để có trải nghiệm chơi game mượt mà nhất, nhưng chúng bị giới hạn ở 24,5 inch và độ phân giải 1080p.
Điều này là do các độ phân giải cao hơn như 1440p và 4K có diện tích bề mặt lớn hơn với nhiều pixel hơn và đòi hỏi nhiều hơn về CPU và GPU. Đó là lý do tại sao các tùy chọn 24,5 inch như Acer Predator X25 có Refresh Rate 360Hz cao so với Asus ROG Swift PG279QM 27 inch lớn hơn với Refresh Rate 240Hz hoặc Viewsonic Elite XG321UG 32 inch với Refresh Rate 144Hz.
FPS và Refresh Rate ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game như thế nào?
FPS và Refresh Rate có tác động ảnh hưởng cực lớn đến chơi trải nghiệm game ở nhịp độ nhanh vì mỗi phần nghìn giây đều có giá trị và ai nhanh hơn sẽ có lợi thế hơn.
Tốc độ khung hình thấp khiến cho hình ảnh bị delay nhiều hơn và giảm sampling rate của chuột. Nếu một người chơi có FPS cao hơn đối đầu với kẻ địch có FPS thấp hơn, họ có lợi thế rõ rệt vì họ nhìn thấy mục tiêu trước và có thể hạ gục chúng ngay cả trước khi bị nhìn thấy.
Điều này đặc biệt đúng với lợi thế của người chơi trong các tựa thể thao điện tử như CS:GO hay Valorant. Người chơi đang giữ góc (holding an angle) sẽ ít bị đối phương giết hơn nếu họ có lợi thế FPS cao và có thể bắn trước một đến vài nhịp. Những cú flick cũng trở nên dễ dàng hơn vì hình ảnh mượt mà hơn giúp theo dõi các mục tiêu chuyển động dễ dàng hơn.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng, NVIDIA đã đưa ra một câu slogan khá phổ biến là "Frames win Games" và nó tóm gọn điều này một cách hoàn hảo và chắc chắn bạn sẽ cần một thiết bị nhanh nhất nhằm cạnh trong với những thứ tốt nhất.