Tất nhiên, một lý do mà các nhà sản xuất đưa ra chính là vì môi trường. Về lý thuyết, các chương trình “thu cũ đổi mới” ngăn điện thoại cũ bị đưa vào bãi rác hoặc tích tụ bụi trong ngăn kéo bàn của mọi người. Ngoài ra, còn có một lợi ích cho các công ty từ hoạt động này.
Có những công ty mua điện thoại từ nhà sản xuất và nhà mạng. Hầu hết điện thoại sau đó được làm sạch và bán cho cửa hàng bán buôn, trong khi một số khác chào bán trên các trang web như Amazon hay các chợ điện thoại cũ phổ biến. Các cửa hàng bán buôn thích iPhone hơn vì lý do đơn giản, đó là mang lại nhiều tiền hơn. Một lý do quan trọng là Apple cập nhật phần mềm thiết bị trong nhiều năm hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Những chiếc điện thoại đến tay các cửa hàng bán buôn này để tái xuất trở lại thị trường dưới dạng điện thoại cũ, và chúng sẽ được xử lý theo 4 giai đoạn:
- Xóa và phân loại dữ liệu: Phần mềm đặc biệt sẽ xóa dữ liệu mà chủ sở hữu trước đó có thể đã để lại. Sau đó, nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra thiết bị để xác nhận rằng mọi thứ đều hoạt động: micrô, loa, màn hình, máy ảnh, các nút, radio không dây,… Trong bước này, họ cũng kiểm tra pin. Các thiết bị có tình trạng pin từ 80% trở xuống sẽ được dành để bán lại với giá rẻ ở nơi khác.
Sau 4 bước thực hiện, điện thoại cũ sẽ được bán với giá rẻ hơn khoảng 20-30% so với giá mua mới.
- Vệ sinh: Nhân viên sử dụng bàn chải đánh răng để tiếp cận các lỗ, tăm nhựa để loại bỏ nhãn dán, nước rửa tay và vải sợi nhỏ để lau màn hình,...
- Đánh giá: Điện thoại sau đó sẽ được kiểm tra các lỗi và được phân loại để định giá.
- Đóng gói: Cuối cùng, điện thoại được đặt trong hộp chứa các phụ kiện như cáp sạc mới.
Tùy thuộc vào xếp hạng cuối cùng trong việc định giá, các sản phẩm này được bán với giá thấp hơn 20-30% so với giá bán lẻ của cùng một chiếc điện thoại được mua mới. Mức giá này mang lại cho người tiêu dùng một khoản chiết khấu tốt, nhưng nó cũng mang lại cho công ty một khoản lợi nhuận.