Cách đây 5 năm, điện thoại có giá rẻ hơn rất nhiều, chỉ trong phạm vi 600-700 USD cho một sản phẩm cao cấp. Nhưng giờ đây, không chỉ 1.500 USD mà đã có những sản phẩm có giá lên đến 2.000 USD. Tại sao lại như vậy? Liệu người tiêu dùng có tiến đến các mức giá này hay không?
Những con số gây choáng ngợp
Hãy quay trở lại với chiếc iPhone đời đầu tiên. Vào thời điểm đó, 599 USD là một mức giá quá cao cho một điện thoại, đến nỗi CEO Steve Ballmer của Microsoft lúc đó gọi Apple “điên rồ”. Ông cho biết với USA Today hồi năm 2007 rằng không có cơ hội cho iPhone để chiếm thị phần đáng kể, với chỉ khoảng 2-3% thị phần.
Nhưng mọi người đã mua iPhone - và tất cả chúng ta đều biết kết quả cuối cùng mà Microsoft, RIM, Palm và Nokia gặp là gì. Một chiếc iPhone của Apple giờ đây có giá lên đến 1.600 USD cho cấu hình cao nhất. Tuy nhiên, giá bán iPhone thực sự tăng một cách rất chậm. Khi công ty bắt đầu tạo ra hai mẫu iPhone trở về sau, họ mới bắt đầu đẩy giá trên mẫu lớn hơn cao lên vì nó làm tăng thêm chi phí.
Không chỉ riêng Apple. Khi Nexus One được Google ra mắt với mức giá 529 USD, công ty cũng tạo ra Nexus S, Galaxy Nexus và Nexus 4 với giá khoảng 350 USD. Mãi đến Nexus 6, Google mới bắt đầu tăng giá lên 649 USD. Pixel 4 XL hiện tại có giá 999 USD, tuy không cao như iPhone của Apple nhưng vẫn cao.
Samsung cũng đã làm theo khi chi phí dòng Galaxy S của họ tăng lên không ngừng. Giờ đây, Galaxy S20 Ultra có giá lên tới 1.599 USD, trong khi Galaxy Fold có giá 1.980 USD.
Yếu tố chính khiến giá smartphone tăng phi mã
Thị trường smartphone đã bão hòa và người tiêu dùng đang giữ điện thoại của họ lâu hơn, vì vậy các nhà sản xuất đang cố gắng kiếm được nhiều hơn từ mỗi lần bán mà họ nhận được. Đối với người dùng, họ xem smartphone là một khoản đầu tư dài hạn hơn so với trước.
Nhưng không phải vì thế mà giá điện thoại liên tục tăng phi mã khi một số công ty đã bắt đầu quan tâm đến việc tung các sản phẩm thân thiện hơn. Ví dụ điển hình là OnePlus. Ngoài ra, Apple và Samsung cũng cho giới thiệu iPhone 11 và Galaxy A50.
Vậy vì sao giá smartphone tăng cao đến vậy? Nguyên nhân trực tiếp là phần cứng. Màn hình lớn hơn và tốt hơn so với vài năm trước đây, được phủ lớp kính cường lực chống vỡ tốt hơn và được lắp đặt trong các vỏ có dung sai chặt chẽ hơn cũng như viền tối thiểu. Pin cũng lớn hơn, còn dung lượng lưu trữ tăng lên đáng kể. Chip xử lý được đi kèm sức mạnh xử lý ngang ngửa với máy tính xách tay, đồ họa mạnh hơn và tích hợp AI. Điện thoại có nhiều ăng-ten hoạt động trên nhiều mạng hơn trên khắp thế giới và thường có hàng tá camera, cảm biến và thành phần sinh trắc học cũng như bảo mật. Những điện thoại đắt tiền nhất có các công nghệ mới như màn hình và bản lề gập lại, modem siêu rộng, cơ chế zoom kính tiềm vọng, LiDAR hoặc modem 5G mmWave và xử lý tần số vô tuyến. Tất cả cộng gộp lại khiến giá smartphone tăng chóng mặt.
Không chỉ là các bộ phận
Có một yếu tố khác để cân nhắc ở đây: phần mềm. Thật vậy, Google cung cấp Android miễn phí, nhưng đó không có nghĩa các nhà sản xuất không đầu tư phần mềm. Samsung đặt hàng tấn thứ vào One UI. Tương tự, Huawei đầu tư vào EMUI, cũng như LG, Motorola, Sony, Xiaomi và mọi OEM khác thực hiện giao diện của riêng mình.
Và sau đó, các dịch vụ như Siri, Google Assistant và Bixby… Hãy nghĩ đến các dịch vụ trí tuệ nhân tạo khi nó cần phải chi phí cho trung tâm dữ liệu. Dĩ nhiên không có gì miễn phí. Để sử dụng các dịch vụ này, mọi người phải chi trả tiền bản quyền, và đó là lý do các công ty tính sẵn vào việc tăng giá. Các nhà cung cấp phần cứng sẽ không lấy tiền này mà chuyển chúng đến người tiêu dùng dưới một hình thức nào đó.
Ai bảo smartphone giờ khó mua?
Thật khó để tưởng tượng rằng giá smartphone sẽ giảm. Thay vào đó, hãy hy vọng các điện thoại hàng đầu sẽ tiếp tục mạnh mẽ hơn và đáp ứng nhu cầu của mọi người nhiều hơn. Một người không đủ khả năng chi trả cho một smartphone cao cấp giá hàng ngàn đô thì vẫn có thể tìm cho mình một chiếc điện thoại tầm trung giá vài trăm đô.
Với phân khúc thấp hơn, không thiếu các lựa chọn như OnePlus, LG, Xiaomi và thậm chí là Motorola và Nokia (HMD Global) đều có những thiết bị xứng đáng. Khi bạn có nguồn ngân sách hạn hẹp nhưng cứ đòi hỏi phải là tốt nhất, xịn nhất, nhiều tính năng nhất thì… hãy quên đi.