Theo tờ Reuters đưa tin, Nga sẽ dỡ bỏ lệnh cấm gần hai năm đối với ứng dụng nhắn tin Telegram. Dịch vụ Liên bang giám sát Truyền thông, Công nghệ thông tin và Truyền thông đại chúng (viết tắt là Roskomnadzor) cho biết CEO của Telegram đã thể hiện thiện chí sẵn sàng hợp tác giúp đỡ với các nỗ lực chống khủng bố.
Suốt 2 năm qua, Telegram bị cấm tại Nga.
Trong nội dung tin cho biết Roskomnadzor đang dừng lệnh yêu cầu hạn chế quyền truy cập vào ứng dụng chat Telegram theo phán quyết của văn phòng công tố viên tại Nga.
Telegram từng có lịch sử sử dụng bởi các tổ chức khủng bố. Tòa án Nga đã ra phán quyết chặn ứng dụng này vào tháng 4/2018 sau khi Telegram từ chối chia sẻ quyền truy cập dữ liệu của người dùng cho Roskomnadzor.
Telegram có lịch sử sử dụng bởi các tổ chức khủng bố.
Việc từ chối cung cấp quyền truy cập vào các khóa mã hóa đã thúc đẩy luật chống khủng bố của Nga ra đời, yêu cầu các dịch vụ nhắn tin cung cấp cho chính quyền quyền truy cập vào các tin nhắn giải mã.
CEO và Giám đốc điều hành Telegram, ông Pavel Durov đã đấu tranh rất gay gắt và năm đó, cũng như nổi tiếng với câu nói: "...quyền riêng tư không phải là để bán và nhân quyền không nên bị xâm phạm vì sợ hãi hay tham lam..."
CEO Pavel Durov: "Quyền riêng tư không phải là để bán và nhân quyền không nên bị xâm phạm..."
Nhưng lệnh cấm hầu như không có hiệu quả mà còn dẫn đến sự lộn xộn qua lại, với các thuật toán chặn 15,8 triệu IP trên nền tảng đám mây của Amazon và Google, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp Nga sử dụng các dịch vụ đó.
Nga cũng chặn các ẩn danh Internet và các dịch vụ VPN mà Telegram có thể đã sử dụng để che giấu lưu lượng truy cập. Tuy nhiên, mặc cho những nỗ lực chặn địa chỉ IP, Telegram vẫn không thể bị chặn, ngược lại Telegram vẫn tiếp tục phát triển mạnh ở Nga và nhanh chóng trở thành ứng dụng nhắn tin cũng là dịch vụ hàng đầu cho các kênh tin tức. Nhiều công ty Nga và người Nga vẫn tiếp tục tìm cách sử dụng Telegram.
Người Nga vẫn tin tưởng sử dụng Telegram.
Đầu tháng này, Durov cho biết chính quyền ở Nga dỡ bỏ lệnh cấm để cho phép người dùng Nga truy cập dịch vụ này với sự thoải mái hơn. Ông cho biết công ty đã cải tiến các công cụ để phát hiện và xóa nội dung cực đoan trên nền tảng.
Telegram cho biết vào tháng 4, họ đã đạt 400 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, tăng gấp đôi số lượng người dùng chỉ trong 2 năm qua.